Rochester, MN, Hoa Kỳ, ngày 3 tháng 3, 2014 - Sáng sớm hôm nay, một lần nữa dưới bầu trời xám xịt, lạnh buốt, Thánh Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đi xe từ Minneapolis ngang qua vùng nông thôn đầy tuyết Minnesota để đến Rochester. Ngài đến đây để có mặt tại Bệnh viện Mayo để tiến hành kiểm tra sức khỏe hàng năm của mình. Sau hàng loạt các sự kiểm tra, xét nghiệm và quan sát đã được thiết lập qua máy móc, Ngài đã có thể dành thời gian để gặp các thành viên Ủy ban của Viện “Tâm thức và Đời sống” và tổ chức một buổi hội nghị làm việc với chủ đề “Đạo đức, Giáo dục và Phát triển nhân loại”. Mục đích của họ là để báo cáo lại cho Ngài về tiến độ được thực hiện trong dự án soạn thảo một chương trình giảng dạy để đưa đạo đức thế tục vào nền giáo dục hiện đại.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Bệnh viện Mayo ở Rochester, Minnesota vào 3 tháng 3, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Ngài bắt đầu bằng cách bày tỏ mối quan tâm liên tục của mình về việc liệu các từ “thế tục” có được truyền đạt một cách đúng đắn về ý tưởng của các giá trị đạo đức, thể hiện sự tôn trọng mang tính toàn bộ, phổ quát, khách quan, bình đẳng đối với mục đích cơ bản của tất cả các truyền thống tôn giáo lớn, trong khi cũng bao gồm cả những người tuyên bố không có niềm tin vào những tôn giáo như thế.
Ngài đã thuật lại một cuộc trò chuyện giữa Ngài và một người Hồi giáo - người đã hỏi về sự căng thẳng khó chịu giữa khoa học và tôn giáo. Ngài đã trả lời rằng khoa học thì phần lớn là quan tâm đến những vấn đề bên ngoài, trong khi tôn giáo có liên quan với các giá trị bên trong. Ngài bày tỏ quan điểm của mình rằng mục đích của đức tin là việc thúc đẩy về lòng từ bi; trong khi đó, sự tồn tại của Chúa, là một cái gì đó mà khoa học không thể chứng minh hay bác bỏ được. Ngài đề cập đến sự cảm kích của mình đối với Giáo hoàng Benedict về lời khuyên rằng đức tin và lý trí - mà có thể được hiểu là tôn giáo và khoa học - phải đi cùng với nhau.
Dan Goleman báo cáo rằng mối quan tâm về sự xáo trộn giữa những trẻ em ở trường học đã thúc đẩy sự phát triển của các chương trình và đã thành công trong việc giúp cho các em học sinh tự ý thức hơn. Các em phát triển được một sự hiểu biết tốt hơn về những gì đang xảy ra về những cảm xúc của mình và những gì các em có thể làm đối với chúng. Điều này dẫn đến sự nhạy cảm cho người khác và những nhu cầu và cách thức của họ để đáp ứng cho phù hợp. Sự thiết lập các kỹ năng liên kết này đang được giảng dạy theo các biểu ngữ “Học hỏi Cảm xúc Xã hội”. Nó liên quan đến công việc được thực hiện trên sự chú ý đào tạo.
Richie Davidson kể lại những phát hiện cho thấy rằng 47% người Mỹ trưởng thành không chú ý đến những gì họ đang làm. Ông cho rằng nếu các giải pháp được cung cấp sớm trong cuộc sống thì có thể bù đắp được cho vấn đề này. Ngài tự hỏi tại sao các tu sĩ Tây Tạng dường như không nói về việc tâm trí của họ bị đi lang thang theo cách này nhỉ.
Davidson đã tiếp tục mô tả một dự án nghiên cứu dài hạn được tiến hành với 1000 người ở Dunedin, New Zealand xem xét ảnh hưởng của khả năng luyện tập sự kiềm chế và tự chủ của trẻ em. Ở tuổi 32 có vẻ như rõ ràng rằng những người thể hiện sự tự kiểm soát nhiều khi họ còn trẻ thì hạnh phúc hơn và thành công hơn trong mọi lĩnh vực.
Thánh Đức ĐLLM và các thành viên của Viện “Tâm thức và Cuộc sống” đang thảo luận về “Đạo đức, Giáo dục và Phát triển nhân loại” ở Rochester, Minnesota vào 03 tháng 3. 2014. Ảnh / Jeremy Russell /VPĐLLM |
Gần đây, Khoa học thần kinh đã xác định được các giai đoạn của sự nhạy cảm đặc biệt để phát triển; một là khi trẻ em đi học ở độ tuổi 4-7 tuổi; và một giai đoạn khác ở tuổi vị thành niên từ 11-17 tuổi. Trong sự liên kết này cũng cho thấy sự phát hiện của sự suy giảm đáng kể trong độ tuổi khởi đầu của tuổi dậy thì từ 16 tuổi ở một số nơi trong những năm cuối thế kỷ 19 giảm xuống chỉ còn 9 tuổi ở một số nơi hiện nay. Sự thay đổi này là do các yếu tố phức tạp, trong đó có yếu tố của sự thay đổi chế độ ăn uống. Đồng thời tốc độ mà bộ não trưởng thành đã duy trì chậm hơn, một quá trình không hoàn thành đối với nhiều người cho đến khi đầu năm họ được 20 tuổi.
Richie Davidson cũng báo cáo những kết quả rất tích cực từ việc rèn luyện lòng từ bi - thậm chí dù là chỉ trong một thời gian ngắn. Khi được mời để bình luận, Ngài trả lời:
“Tôi không có gì để nói. Thật tuyệt vời!”
Diana Chapman Walsh thông báo với Ngài về những gì mà Ngài đã nói khi gặp gỡ các thành viên của “Tâm thức và Cuộc sống” ở Mundgod, miền Nam Ấn Độ vào năm ngoái đã khiến cho cô ta rất cảm động: “Làm thế nào mà chúng ta có thể thoải mái được khi vẫn còn quá nhiều đau khổ trên thế giới”.
Cô nói với Ngài rằng người Mỹ ngày nay đã đặt rất ít tự tin vào các nhà lãnh đạo của họ. Rõ ràng 92% nói rằng sự tự tin của họ vào Quốc hội, Sở Giao dịch Chứng Khoán và Truyền thông là dưới mức trung bình. Ngài tự hỏi liệu có phải là vì kỳ vọng quá cao hay không. Ngài nói:
“Mục tiêu của chúng ta là để giúp cho 7 tỷ người. Ở đất nước này có một khả năng rất trọng đại là vào cuối thế kỷ này sẽ xuất hiện một loại lãnh đạo khác. Điều quan trọng là phong trào này sẽ mở rộng trên toàn thế giới để người châu Á và những người khác không coi đó là một xu hướng chỉ đơn thuần là người Mỹ. Tôi biết bạn đã bắt đầu làm việc ở châu Âu và một một số nơi ở châu Á; bạn cũng cần phải mở rộng đến châu Phi. Sau đó chúng ta có thể tìm ra các giải pháp cho những vấn đề của nhân loại chứ không chỉ riêng cho những người Mỹ. Tôi thường xem Mỹ là nhà lãnh đạo của thế giới tự do, nhưng nó sẽ tốt để có thể nói điều này hoặc nói rằng những vấn đề nhân loại đã được xác định; và đây là những gì mà chúng ta có thể làm”.
Thánh Đức ĐLLM và các thành viên UB “Viện Tâm thức và Cuộc sống” sau cuộc hội nghị của họ về “Đạo đức, Giáo dục và Phát triển Nhân loại” ở Rochester, Minnesota vào 3 tháng 3, 2014.
Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Arthur Zajonc giới thiệu Brooke Dodson-Lavelle, một cán bộ chương trình cao cấp cho sáng kiến về chương trình “Đạo đức, Giáo dục và Phát triển Nhân loại” của Viện “Tâm thức và Cuộc sống” và hỏi cô làm thế nào nó có thể được thực hiện. Cô bắt đầu bằng việc mô tả về một đứa trẻ nhạy cảm về đạo đức là một người - cảm thấy an toàn, tin tưởng người khác, coi trọng người khác, quan tâm đến người khác, nhạy cảm với những người khác và có khả năng nhận thức. Trong việc soạn thảo chương trình giảng dạy ban đầu có tựa đề “Lời kêu gọi Quan tâm” có ba chế độ quan tâm đã được xác định: nhận được sự quan tâm, phát triển sự tự quan tâm và mở rộng sự quan tâm. Dự thảo đầu tiên này được thiết kế cho các lớp 2-3. Đó là một chương trình được thiết kế để đưa nhu cầu cần sự lưu tâm của cả giáo viên và học sinh. Ngài nhận xét:
“Nếu bạn nhìn vào các phương pháp Phật giáo cổ điển để rèn luyện tinh thần, nó luôn luôn được thực hiện về những ưu và khuyết điểm. Nếu bạn làm điều này, thì bạn sẽ tích lũy được những lợi ích; nếu bạn không làm điều đó hoặc bạn làm ngược lại, thì những hạn chế sẽ phát sinh. Trong quá trình đào tạo tâm từ bi, chúng tôi thừa nhận rằng sự sống còn của chúng ta phụ thuộc vào phần còn lại của cả nhân loại”.
Dodson-Lavelle thừa nhận sự cần thiết để đón nhận một cái nhìn toàn diện về nhiệm vụ cơ bản của con người.
Ngài nhớ lại chuyến viếng thăm trường Pestalozzi ở Thụy Sĩ và nhìn thấy trẻ em Palestine và Israel chơi tự nhiên với nhau mà không có bất kỳ một ý niệm nào vể những rào cản giữa chúng. Khi Brooke Dodson-Lavelle đề cập đến những gì đã được học và kết hợp từ công việc đang được thực hiện ở Ấn Độ và những nơi khác của châu Á, Ngài nói điều quan trọng là để thử và đưa Trung Quốc vào bảng. Arthur Zajonc đề cập rằng đã có sự quan tâm mạnh mẽ trong việc này ở Hồng Kông. Ông tiếp tục:
“Đây là sự khởi đầu của một việc mà nó có thể là một lời thách thức của bạn - làm thế nào để chúng ta học cách quan tâm cho nhau? Một khía cạnh khác của phụ thuộc lẫn nhau, một sự ngụ ý rằng chúng ta là một thế giới. Làm thế nào để chúng ta học cách chung sống với nhau? Thưa Ngài, Ngài chính là một nguồn cảm hứng. Chúng tôi hy vọng những kết quả cuối cùng sẽ được phổ biến rộng rãi và sẽ đến được với nhiều người”. Ngài trả lời:
“Dự án này có thể không mang lại kết quả trong vòng 40 hoặc 50 năm và bạn và tôi sẽ không có mặt ở đây để nhìn thấy nó. Nhưng thế hệ của chúng ta phải thực hiện một sự khởi đầu. Thế hệ trẻ hiện nay là trung thực và chân thành. Chúng ta có thể nói với họ, thế hệ của chúng tôi đã mắc phải những sai lầm, nếu bạn chỉ làm theo họ, bạn cũng sẽ chỉ phải chịu đau khổ. Đây là lúc để thực hiện một sự khởi đầu, để thay đổi. Tôi nghĩ rằng giới trẻ ngày nay sẽ thực hiện theo đường hướng này và một nhân loại khác, hợp lý hơn có thể xuất hiện, và bậc lãnh đạo của họ cũng sẽ khác”.