Kyoto, Nhật Bản, ngày 10 tháng 4, 2014 - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu một ngày bằng việc đi xe từ Osaka đến Kyoto, nơi Ngài đã được đón tiếp nồng nhiệt tại trường Đại Học Shuchi-in bởi vị Hiệu Trưởng - Hòa Thượng Suguri Kouzui, cũng là Viện Chủ chùa Nakayama Dera. Đại học Shuchi-in có dấu vết nguồn gốc từ Shugeishuchi-in hoặc Trường Nghệ thuật và Khoa học được thành lập vào năm 828 trên những khu đất của Đền Toji ở Kyoto bởi Kukai hoặc Kobo Daishi, người sáng lập truyền thống Thần Đạo của Phật giáo Nhật Bản. Đây là trụ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở ra cho tất cả học sinh không phân biệt địa vị xã hội hoặc kinh tế của họ. Trường Đại Học Shuchi-in hiện nay đã được thiết lập lại tại vị trí hiện tại của nó vào năm 1949.
Trong hội trường đông nghẹt, Ngài đến chỗ của mình trên bục cao, ngồi trước bức tượng của Đức Đại Nhật Như Lai với hai bộ Mạn-đà-la được gắn hai bên và Ngài bắt đầu buổi nói chuyện của mình.
His Holiness the Dalai Lama speaking at Shuchi-in University in Kyoto, Japan on April 10, 2014. Photo/Office of Tibet, Japan |
“Quí vị đã yêu cầu tôi nói về mật chú Tây Tạng. Người Tây Tạng đã bắt đầu quan tâm đến Phật giáo vào thế kỷ thứ 7 trong triều đại của Vua Songtsen Gampo, người đã lấy một công chúa Trung Quốc và một công chúa Nepal làm vợ. Cả hai đều đã mang tượng Phật theo với họ, điều đó đã truyền cảm hứng cho một sự quan tâm đến giáo lý của Ngài. Sau đó, Trisong Deutsan đã công nhận rằng Phật giáo có nguồn gốc ở Ấn Độ và đó là nơi mà ông đã chuyển sang tìm hiểu thêm. Ông đã mời ngài Tịch Hộ (Shantarakshita) từ Đại học Nalanda và chính Ngài là người bắt đầu cho sự truyền bá Phật giáo ở Tây Tạng. Ngài cũng phát động dự án để dịch văn học Phật giáo Ấn Độ sang tiếng Tây Tạng, điều mà cuối cùng đã hình thành được các bộ sưu tập của Kangyur (Kinh Tạng) và Tengyur (Luận Tạng). Ngài đã biên soạn “Sự Trang Hoàng Trung đạo” mà ngày nay chúng ta vẫn còn nghiên cứu, và “Luận Nhiếp Chân Thật”; tác phẩm đầu tiên là công trình của triết học và tác phẩm thứ hai là của logic và nhận thức luận”.
Đệ tử của ngài Tịch Hộ là Liên Hoa Giới (Kamalashila), cũng là một học giả uyên bác, được mời đến sau này. Ngài đã biên soạn “Ngọn đèn Trung Đạo” và một luận giải cho tác phẩm “Luận Nhiếp Chân Thật” của Thầy mình. Hai bậc Thầy này đã nhận trách nhiệm chính cho việc thiết lập Phật giáo ở Tây Tạng. Với sự tấn phong đầu tiên, ngài Tịch Hộ đã thiết lập Căn Bản Hữu Bộ (Mulasarvastavadin Vinaya), trong khi - về triết học - ngài là một người đề xuất quan điểm Du Già Trung Quán Tự Lập (Yogachara - Svatantrika - Madhyamaka) kết hợp các quan điểm của cả hai ngài Vô Trước và Long Thọ. Ngài thiết lập Luật như là nền tảng của Giáo lý.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng bậc Đạo Sư Liên Hoa Sanh (Guru Padmasambhava) là người có trách nhiệm dẹp trừ những trở ngại và ngày nay được tưởng nhớ đến như là bậc Đạo Sư trong bộ ba - Viện trưởng (Tịch Hộ - Shantarakshita), Đạo Sư và Vua (Trisong Deutsan) - người đã đặt nền móng cho Phật giáo Tây Tạng.
Là một Tỳ kheo, ngài Tịch Hộ đã chính mình duy trì Giới Luật, “Sự Trang Hoàng Trung Đạo” của Ngài cho thấy rằng sự trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm cũng như sự hiểu biết về tánh Không là một phần của sự thực hành của Ngài, trong khi một tác phẩm khác của Ngài, một nguyên bản nhỏ được gọi là “Chương Chân Thật” cũng biểu lộ rằng Ngài cũng đã thực hành Mật Tông Du Già Tối Thượng. Tóm lại, Ngài là một tấm gương mẫu mực của truyền thống Nalanda.
Đây là một phương pháp mà có thể được lần tìm dấu vết trở lại từ ngài Long Thọ (Nagarjuna) - người đã lấy Giới luật làm nền tảng trau giồi tâm tỉnh thức của Bồ Đề Tâm thông qua các phương pháp hoán đổi mình và người khác. Các tác phẩm của Ngài cũng cho thấy nội dung rõ ràng của Kinh Bát Nhã Ba-la-mật, Tánh Không, và sự thực hành các giai đoạn Phát Khởi và Hoàn Thiện của Du già Mật Tông Tối Thượng. Ngài nói rằng các đệ tử của Ngài Long Thọ là Thánh Thiên (Aryadeva) và Nguyệt Xứng (Chandrakirti) cũng đã theo pháp môn tương tự. Điều này cho thấy nguồn gốc của một hành giả theo phong tục Tây Tạng là thọ trì ba loại Giới nguyện; Giới Tỳ kheo, Giới Bồ Tát và Giới Mật tông.
Members of the audience listening to His Holiness the Dalai Lama's talk at Shuchi-in University in Kyoto, Japan on April 10, 2014. Photo/Jeremy Russell/OHHDL |
Ngài trích dẫn chính mình là một ví dụ. Ngài là một nhà sư; Hàng ngày Ngài nhắc lại những Giới nguyện Bồ Tát và suy tư về tánh Không và mỗi ngày thực hành Sáu thời Công Phu Đạo Sư Du Già. Liên quan đến nguồn gốc của Mật Thừa, Ngài nói rằng Tứ Diệu Đế là cơ sở của tất cả các giáo lý Phật giáo và từ đó chúng được chia ra thành 37 Bồ Đề Phần Pháp, mà cũng là chung cho tất cả các truyền thống. Sau đó, trong truyền thống tiếng Phạn chúng ta tìm thấy Giáo lý Bát Nhã Ba-la-mật được truyền giảng trên đỉnh Linh Thứu trước hội chúng bao gồm các môn đệ như Quán Thế Âm, Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền. Đây là những Giáo lý trong kỳ Chuyển Pháp Luân lần thứ Hai liên quan đến nhân vô ngã và pháp vô ngã. Chúng bao gồm Bát Nhã Tâm Kinh mà tất cả chúng ta đều tụng, nó mô tả nét nổi bậc của một cuộc đối thoại giữa Ngài Xá Lợi Phất và Bồ Tát Quán Thế Âm. Giáo lý này đã không được giảng dạy ở nơi công cộng, mà chỉ diễn ra ở trước những người có nghiệp lực thanh tịnh cho phép họ có thể nhìn thấy và nghe được Đức Quán Thế Âm cũng như Ngài Xá Lợi Phất.
Ngài làm rõ rằng trong kỳ Chuyển pháp Luân đầu tiên liên quan đến Tứ Diệu Đế, Giáo lý được truyền giảng cho công chúng, đối với điều này thì có sự ghi chép mang tính lịch sử. Lần Chuyển Pháp Luân thứ Hai liên quan đến Giáo Lý Bát Nhã Ba-la-mật. Lần Chuyển Pháp Luân thứ Ba liên quan đến Phật tánh; bản chất trí tuệ sáng suốt của tâm thức và phương pháp để sử dụng nó. Đây chính là cơ sở của việc thực hành mật chú. Ngài giải thích rằng kỳ Chuyển Pháp Luân thứ Hai và thứ Ba đã không diễn ra ở nơi công cộng mà là ở trước hội chúng được chọn lọc hơn của các môn đệ. Chúng không được bao gồm trong các ghi chép lịch sử bởi vì sự ghi chép này dành cho những lời giảng dạy thuộc cấu trúc chung của Giáo Lý, không phải những lời giảng được truyền dạy cho các môn đệ riêng biệt.
Ngài nhấn mạnh rằng các bậc Đạo Sư Ấn Độ vĩ đại như Ngài Long Thọ và Thánh Thiên đã khảo sát những vấn đề này với lý luận và logic và đã xác minh cho tính xác thực của truyền thống tiếng Phạn, sự thực hành của Bồ Tát Thừa, Bát Nhã Thừa và Mật Thừa. Ngài trích dẫn sự mô tả của Ngài Nguyệt Xứng (Chandrakirti) về năm giai đoạn của Mật Tông:
1. Giai đoạn phát triển
2 . Giai đoạn hoàn thành
3 . Cách ly
4 . Huyễn thân và ánh sáng rõ ràng
5 . Hợp nhất
Ngài nói rằng các giai đoạn phát triển liên quan đến việc hình dung ra các vị thần. Trong Mật Tông Du Già Tối Thượng này cũng liên quan đến việc đưa tam thân của Đức Phật - Pháp Thân, Báo Thân và Hóa Thân vào con đường thông qua các tiến trình tương ứng của cái chết, trạng thái thân trung ấm và sự tái sinh. Trong khi các tài liệu Kinh văn thì nói về việc phải mất ba A Tăng kỳ kiếp hoặc nhiều hơn nữa để đạt được Phật quả, thì những nguyên bản của Mật tông nói rằng có thể chứng được như vậy trong một đời và trong một thân xác.
His Holiness the Dalai Lama presenting a Buddha statue to Ven. Suguri Kouzui, Dean of the University, after his talk at Shuchi-in University in Kyoto, Japan on April 10, 2014. Photo/Office of Tibet, Japan |
Trong số những câu hỏi, có câu hỏi rằng Ngài nghĩ gì về ý kiến cho rằng Kobo Daishi - người dường như đã chết trong thế kỷ thứ 9 vẫn còn trong thiền định. Ngài trả lời rằng điều đó là có thể. Có những sự ghi chép về các nhà tinh thông vĩ đại trong quá khứ đã đạt được giác ngộ và còn duy trì trong trạng thái thiền định cho đến khi Đức Phật tiếp theo xuất hiện trên thế gian, các bậc Đạo sư Tây Tạng nằm trong số những vị đó. Ngài cũng được hỏi về lòng từ bi liên quan đến Đức Quán Thế Âm và Ngài trả lời rằng lòng từ bi được cho là gốc rễ của việc đạt được Phật quả. Ngài nói rằng Ngài đã đề cập đến vai trò của Đức Quán Thế Âm như là một người tham gia trong cuộc đối thoại của “Bát Nhã Tâm Kinh”, nhưng đó cũng là khía cạnh của Quán Thế Âm - vị Bồ Tát hiện thân của lòng từ bi của tất cả chư Phật, cũng như Đức Văn Thù Sư Lợi được cho là hiện thân của trí tuệ của tất cả chư Phật.
“Cuối cùng, tại nơi này có một sự kết nối đặc biệt đối với Kobo Daishi”, Ngài nói, “Tôi muốn cảm ơn các bạn - những người đệ tử Nhật Bản của Đức Phật đã tạo cho cơ hội này để được thảo luận với các bạn”, và Ngài đã tặng cho vị Hiệu Trưởng một bức tượng của Đức Phật.
Hòa Thượng Chijun Suga, Chủ tịch của Dosokai và Quản lý Trưởng của Đền Zentsuji ở Shikoku nơi Ngài Kobo Daishi được sinh ra, trong lời cảm tạ của mình, ông đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã quang lâm. Ông đề cập rằng các tín đồ của tất cả các tông phái Phật giáo đã tham dự buổi nói chuyện này. Ông thỉnh cầu Ngài nên duy trì sự liên hệ với trường Đại học này bởi vì nó có sự kết nối mãnh liệt đối với Ngài Kobo Daishi. Ông kết luận rằng:
“Tất cả chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình ở Tây Tạng và cho sự trường thọ của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma”.
Ngài đã được cúng dường bữa cơm trưa trước khi rời khách sạn. Trong hai ngày tiếp theo, Ngài sẽ tham gia vào một cuộc đối thoại ở Kyoto tập trung vào chủ đề Lập Bản đồ Tâm thức.