Minneapolis, MN, Hoa Kỳ, ngày 01, tháng Ba, 2014, hôm qua Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Minneapolis từ Los Angeles, thời tiết lạnh lẽo rét buốt, tuyết phủ trắng xóa trên nền đất ngút ngàn tầm mắt. Diễn đàn Giải thưởng Nobel Hòa bình - để truyền cảm hứng cho sự kiến tạo hòa bình bằng cách tổ chức kỷ niệm công trình của những người đạt giải Nobel Hòa bình - đã mời Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Minneapolis để nói chuyện với những người đạt giải vào hôm nay - ngày đầu tiên của sự kiện.
Thánh Đức ĐLLM nói chuyện với những người đạt giải Nobel Hòa Bình tại Diễn đàn Giải Thưởng Nobel Hòa bình lần 26 ở Minneapolis, Minnesota vào 01 tháng 03, 2014. Ảnh: Jeremy Russell/ VPĐLLM |
“Anh chị em thân mến!” - Ngài bắt đầu - “bất cứ nơi nào tôi đến, bất cứ ai tôi gặp, tôi đều nhớ rằng tất cả chúng ta đều giống nhau về thể xác, tinh thần và tình cảm. Từ kinh nghiệm của riêng tôi, từ khi còn bé, tôi đã biết rằng, tập trung vào những sự khác biệt chẳng hạn như - tôi là người Tây Tạng, là một Phật tử, thậm chí là một Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma - sẽ tạo ra một sự lo lắng. Nó có thể dẫn đến lòng tự phụ và đạo đức giả. Dần dần tôi nhận ra rằng, trên một mức độ cơ bản thực tế, tất cả chúng ta đều giống nhau như một con người. Khi chúng ta đặt nặng vào những sự khác biệt không quan trọng mà phân biệt “chúng tôi”; chúng ta sẽ nhanh chóng bị rơi vào sự ý thức về “chúng ta” và “họ”; điều này dễ dàng đưa đến sự dối trá, bóc lột và thậm chí giết hại lẫn nhau. Mỗi người trong số bảy tỷ người đang sống hôm nay đều phụ thuộc vào phần còn lại của cả nhân loại. Nếu nhân loại được hạnh phúc và thịnh vượng thì mỗi một con người đều được lợi ích”.
Ngài tiếp tục nói rằng tất cả chúng ta đều có nhân quyền như nhau, bởi lẻ tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc; một điều mà tất cả chúng ta đều được phép thực hiện. Nhân quyền của chúng ta liên quan đến sự hợp nhất của nhân loại. Là con người chúng ta có sự sáng tạo. Để thực hiện nó, chúng ta cần tự do, vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ các quyền lợi đó.
“Chúng ta đều được sinh ra từ các bà mẹ của mình và chúng ta lớn lên dưới sự che chở bằng tình cảm của Người - một điều mà mỗi chúng ta đều được quyền tận hưởng. Những người nhận được những tình cảm như thế đã được lớn lên trong sự hạnh phúc. Thật không may! Những trẻ em bất hạnh đã thiếu đi những tình cảm như thế! Họ có xu hướng lớn lên và bị ngăn trở bởi sự nghi ngờ, sợ hãi và bất an. Kinh nghiệm cho thấy rằng trong khi chúng ta vẫn còn trẻ, chúng ta cảm kích sự cần thiết của lòng nhân ái; nhưng khi chúng ta trở nên già hơn thì nó bị phai dần. Điều này một phần là do hệ thống giáo dục của chúng ta đã hướng đến vật chất hơn là đến giá trị của con người; nền giáo dục của chúng ta tập trung vào sự thành công của vật chất. Xã hội hiện đại đã phát triển một nền văn hóa vật chất trong đó những phẩm chất tốt đẹp của chúng ta trở thành thụ động, và không còn hoạt động nữa”.
Khán giả tại TT Hội nghị Minneapolis đang lắng nghe Thánh Đức ĐLLM nói chuyện với những người đạt giải tại Diễn Đàn Giải thường Nobel Hòa bình lần 26 ở Minneapolis, Minnesota vào 01 tháng 3, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Ngài nói về loài người là những động vật xã hội - những loài như kiến và ong - phải đảm bảo lợi ích của cộng đồng bằng cách hợp tác lẫn nhau. Ngài nói rằng Ngài rất thích loài ong đến nỗi mà Ngài sợ rằng sẽ có nguy cơ bị tái sinh làm một con ong. Thật không may, các bác sĩ của Ngài đã khuyên ngài cắt giảm thức ăn ngọt, đặc biệt là mật ong; vì vậy bây giờ Ngài cảm thấy được giải thoát khỏi mối nguy hiểm đó.
Về giáo dục, Ngài đã có nhiều bạn bè tham gia vào các cuộc thảo luận nghiêm túc về vấn đề làm thế nào để đưa đạo đức và giá trị con người vào hệ thống giáo dục hiện đại. Sẽ có sự hạn chế nếu như việc này dựa trên một hệ thống tôn giáo. Mặc dù tất cả các tôn giáo đều truyền đạt một thông điệp của tình yêu thương, lòng từ bi, sự khoan dung và tha thứ; nhưng vì quan điểm triết học khác nhau của các tôn giáo nên không có tôn giáo nào trong số đó có thể được phổ cập. Yêu cầu ở đây là một hệ thống thế tục mới được chấp nhận một cách phổ quát.
Ngài giải thích rằng Ngài đã sử dụng từ “thế tục” ở đây trong bối cảnh của người Ấn Độ. Nó không ngụ ý là sự thiếu tôn trọng hay gạt bỏ tôn giáo; mà nó ngụ ý là một sự tôn trọng không thiên vị dành cho tất cả các tôn giáo và thậm chí cho cả những người không tin theo đạo nào cả. Phương pháp thế tục rất hữu ích cho việc thúc đẩy đạo đức và những giá trị sâu sắc hơn trong nền giáo dục thế tục, nhằm bảo đảm hạnh phúc cá nhân, gia đình, cộng đồng và quốc gia. Sự sợ hãi, nghi ngờ và thiếu tin tưởng có khuynh hướng dẫn đến sự sân hận gây tổn hại đến sức khỏe của chúng ta; trong khi một tấm lòng từ bi sẽ bảo vệ và thúc đẩy hệ thống miễn dịch của chúng ta.
Sự khác biệt về thời gian, địa điểm và khí hậu đã đưa đến những sự khác nhau về cách sống và thậm chí cả những khuynh hướng tinh thần cũng khác nhau. Đây cũng là lý do tại sao những quan điểm triết học khác nhau đã phát sinh. Nhưng mục đích của chúng đều như nhau: đảm bảo cho sự phát huy giá trị con người và đạt được cuộc sống hạnh phúc. Vì vậy, sự hòa hợp dựa trên sự tôn trọng và ngưỡng mộ lẫn nhau giữa các truyền thống tôn giáo của chúng ta là điều vô cùng cần thiết.
Thánh Đức ĐLLM trả lời câu hỏi từ phía khán giả tại Diễn Đàn Giải thưởng Nobel Hòa bình lần 26 tại TT Hội nghị Minneapolis ở Minneapolis, Minnesota vào 01 tháng 3, 2014. Ảnh / Sonam Zoksang |
Ngài nói rằng đó là tất cả những gì mà Ngài cần phải nói; và Ngài mời phần câu hỏi từ phía khán giả. Một người hỏi rằng làm thế nào mà Ngài tìm được cách vượt qua sự thất vọng và Ngài trả lời rằng không hề có sự lựa chọn. Ngài nói đùa:
“Nếu bạn muốn chết sớm, hãy thiền định về chủ nghĩa bi quan”.
Một người khác đặt câu hỏi muốn biết điểm nổi bật của lòng từ bi; và Ngài nói với cô ta rằng đó là một cảm giác thực sự quan tâm cho hạnh phúc của người khác. Trong ánh sáng của vấn đề này, Ngài giải thích rằng, tha thứ không phải là sự chấp nhận việc làm sai lầm của một người nào đó, mà đó là sự ghi nhớ rằng anh ta hay cô ta cũng chỉ là một con người.
Một câu hỏi khác đến từ Thị trưởng của thành phố Minnesota đã khiến cho Ngài nhận xét rằng người ta nói về chính trị như một sự bẩn thỉu; tuy nhiên chính trị - bản thân nó vốn dĩ không phải là bẩn thỉu. Nó chỉ trở nên bẩn thỉu khi nó được thực hiện bởi những người thủ đoạn, điều này cũng đúng cho những lĩnh vực hoạt động khác nữa, thậm chí ngay cả việc thực hành tôn giáo. Được hỏi làm thế nào chúng ta có thể duy trì được niềm hy vọng, Ngài nêu lên rằng trong khi thế kỷ 20 đã là một giai đoạn của bạo lực khủng khiếp, thì thế kỷ 21 nên là một kỷ nguyên của đối thoại. Có người nài nỉ Ngài hãy mô tả thế giới hiện nay được thể hiện trong một từ, Ngài nói từ: “Phức tạp”, điều này đã khiến khán giả cười rộ lên. Cuối cùng, có người cầu thỉnh Ngài ban phước lành và Ngài đã trả lời rằng; là một Phật tử, Ngài hoài nghi về cái được gọi là “phước lành”, Ngài cảm thấy rằng phước lành thực sự bắt nguồn từ những hành động tốt và những động lực tốt của chúng ta.
Thánh Đức ĐLLM gặp gỡ các thành viên của Hội đồng nhà nước của Minnesota Châu Á Thái Bình dương ở Minneapolis, Minnesota vào 01 tháng 3, 2014. Ảnh/ Sonam Zoksang |
Gặp gỡ các thành viên của Hội đồng Nhà nước về Minnesota châu Á Thái Bình Dương và trả lời câu hỏi của họ, Ngài đã có cơ hội để làm rõ về sự rút lui của mình khỏi trách nhiệm chính trị.
“Từ thời thơ ấu của mình, tôi đã cảm nhận ra được sự sai lầm khi quyền lực được tập trung trong tay của một số quá ít người. Thế nên tôi thiết lập một ủy ban cải cách ở Tây Tạng với một sự thành công bị hạn chế bởi vì Trung Quốc chỉ muốn bất kỳ sự cải cách nào cũng phải được thực hiện theo cách của họ. Ngay sau khi chúng tôi đến sống lưu vong; chúng tôi đã bắt đầu dân chủ hóa hệ thống của mình. Năm 1960, chúng tôi đã thành lập một hội đồng các đại biểu dân cử. Quá trình này đã đạt được đỉnh điểm trong cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên của sự lãnh đạo vào năm 2001, sau đó tôi đã rút lui một nửa. Sau cuộc bầu cử lãnh đạo vào năm 2011, tôi đã quyết định không những chỉ rút lui hoàn toàn về chính bản thân tôi, mà còn rút lui cả thể chế của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi bất kỳ vai trò chính trị nào trong tương lai”.
Trong lời cám ơn của mình, Hội đồng Nhà nước đã mời Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma hãy viếng thăm trở lại nữa!
Một cuộc gặp gỡ với sinh viên Trung Quốc đã được triệu tập bởi Hiệp hội Sinh viên Mỹ Tây Tạng (TASA), với hơn 330 sinh viên đến từ 13 trường đại học trong đó có hơn 250 người Trung Quốc và 50 người Tây Tạng. Nói chuyện với họ, Ngài nói rằng Ngài luôn luôn coi mình chỉ là một con người, bởi vì khi chúng ta không đánh giá cao sự hợp nhất của nhân loại, chúng ta có xu hướng nhìn con người trong sự giới hạn của “họ” và “chúng ta”. Quan điểm hẹp hòi và thiển cận chính là cơ sở của sự xung đột. Ngài cười và thừa nhận rằng nếu Ngài vẫn còn sống trong cung điện Potala ở Lhasa, có thể Ngài sẽ không hiểu được điều này, và lưu ý rằng trong khi sự bất hạnh lớn lao đã xảy ra cho người dân Tây Tạng, thì nó không phải là hoàn toàn không có cơ hội.
“Vấn đề con người phải được giải quyết bằng cách sử dụng chính biện pháp của con người”, Ngài nói, “và đối thoại là một cách để tìm ra một giải pháp thích hợp và cùng có lợi”.
Ngài giải thích rằng vào đầu năm 1974 người Tây Tạng lưu vong đã quyết định không tìm kiếm sự độc lập. Hiến pháp Trung Quốc đã vạch ra quyền tự chủ cho các quận, huyện, tỉnh thành và v.v. và đưa ra điều kiện tự do tôn giáo một cách rõ ràng. Tình trạng hỗn loạn đã nằm trong sự thất bại của những quan chức có đầu óc hẹp hòi lại được đặt vào vị trí để thực hiện những điều khoản này. Ngài nêu lên rằng đó không phải là cho đến khi sự cố Thiên An Môn năm 1989 Trung Quốc mới bắt đầu thể hiện sự hỗ trợ cho người Tây Tạng. Những sự kiện đó đã khắc phục một sự ngộ nhận khá lâu dài rằng người Tây Tạng phản đối Trung Quốc. Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần phải tiếp nhận một quan điểm phóng khoáng hơn. Ngài nhận xét:
Thánh Đức ĐLLM gặp gỡ các sinh viên Trung quốc do Hội Sinh viên Mỹ Tây Tạng tổ chức tại Minneapolis, Minnesota vào 01 tháng 3, 2014. Ảnh / Sonam Zoksang |
“Cộng hòa nhân dân Trung Quốc có tiềm năng to lớn để đóng góp cho thế giới, nhưng tôi nhớ vị Lãnh đạo của Malaysia - Tunku Abdul Rahman đã nói với tôi rằng Trung Quốc đã bao trùm các nước láng giềng với nỗi sợ hãi. Điều này cần phải thay đổi; Trung Quốc cần phải trở nên cởi mở và minh bạch hơn. Thế hệ của thế kỷ 21 là một nguồn hy vọng. Các Anh chị em người Hán như thế sẽ có cơ hội để thay đổi thế giới trở nên tốt hơn. Liên quan đến vấn đề Tây Tạng, chúng ta phải tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Xin cảm ơn quý vị!”
Câu hỏi đầu tiên từ phía khán giả là của một người đàn ông trẻ có ba người bạn vừa mới qua đời. Ông muốn biết về thế giới bên kia. Ngài nói với ông rằng, nó phụ thuộc vào cách sống của họ, rằng họ thường hay giúp đỡ người khác nhiều hơn hay hãm hại người khác nhiều hơn. Dù bằng cách nào đi nữa, là một người bạn, ông có thể thay mặt cho họ để cầu nguyện. Một phụ nữ trẻ Trung Quốc cho biết cô đã nhận ra được thông tin của Trung Quốc tồi tệ như thế nào, nhưng mà bạn bè Tây Tạng của cô thì rất xúc động. Ngài nói với cô ấy rằng hầu hết những người ủng hộ Tây Tạng ở Nhật Bản, Úc, Tân Tây Lan, Mỹ và v.v. không ủng hộ Tây Tạng nhiều nhưng họ ủng hộ công lý. Tuy nhiên, họ cũng làm sáng tỏ rằng nếu cuộc đấu tranh của người Tây Tạng không còn là bất bạo động nữa, thì sự hỗ trợ của họ sẽ là một sự nhầm lẫn. Ngài nói thêm:
“Các bạn trẻ Trung quốc không nên chỉ nghe những gì chính quyền nói. Bạn có cặp mắt và đôi bàn tay, hãy sử dụng chúng! 1,3 tỷ người Trung quốc có quyền được biết những gì đang thực sự xảy ra và có khả năng phán xét đúng sai. Vì vậy, chính sách kiểm duyệt là một sự sai lầm về mặt thực tế và đạo đức”.
Về tình trạng tự thiêu đã diễn ra ở Tây Tạng, Ngài lặp lại những gì mà Ngài đã nói trước đây rằng họ đã rất buồn; và ngay từ đầu Ngài đã bày tỏ sự nghi ngờ về hiệu quả của nó. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề chính trị nhạy cảm và bây giờ Ngài đã rút lui; bất cứ điều gì Ngài nói ra thì những người bảo thủ cũng sẽ cố gắng sử dụng những mánh khóe của họ.
Về Tập Cận Bình, Ngài thừa nhận sự can đảm mà ông đang chống lại tham nhũng và sự xem xét tích cực của ông trong Hội nghị lần thứ Ba gần đây về nhu cầu của người dân nông thôn và các hoạt động tích cực của nghành Tư pháp. Quan sát cách Trung quốc đã thay đổi trong từng thời kỳ khác nhau của các nhà lãnh đạo tương ứng, Ngài nói rằng khẩu hiệu của Hồ Cẩm Đào về sự hài hòa là một ý tưởng tốt, nhưng phần lớn vẫn chưa được thực hiện bởi vì ông ta đã sử dụng phương pháp sai lầm. Sự sử dụng vũ lực chỉ gây ra sự sợ hãi, bất an mà thôi. Mặt khác, sự hài hòa phải được dựa trên cơ sở của lòng tin tưởng.
Khi một phụ nữ trẻ Trung Quốc hỏi Ngài rằng liệu sự cầu nguyện đối với Đức Phật và đối với Chúa thì rốt cuộc cũng như nhau cả thôi; Ngài khuyến khích Cô ta nên nghiên cứu để tìm hiểu; và Ngài đưa cho cô một bản tiếng Anh của “Nhập Bồ Tát Hạnh” của Ngài Tịch Thiên. Ngài tán thán chương thứ 6 về lời khuyên đối với sự sân hận và chương thứ 8 về ngã và lòng vị tha. Ngài cười và nói với cô rằng chương thứ 9 rất phức tạp và cô có thể tiếp cận nó sau một thời gian.
Khi được hỏi về cách làm thế nào để có được sự bình yên trong tâm hồn; Ngài trả lời nửa đùa rằng:
“Thức ăn ngon và ngủ ngon”. Ngài thêm: “Tấm lòng từ tâm và nhiệt thành là rất quan trọng; và nên nghiên cứu với quan điểm thu hẹp khoảng cách giữa sự xuất hiện của dáng vẻ bề ngoài và sự thật của các pháp”.
Ngài nói với thính giả của mình rằng Ngài rất cảm kích sự quan tâm và những câu hỏi của họ. Một đại diện của Hội Sinh viên Mỹ Tây Tạng đã nói rằng họ đã vinh dự như thế nào khi được Ngài tham dự sự kiện được tổ chức đầu tiên của họ, và hứa với Ngài rằng họ sẽ tổ chức nhiều cuộc hội nghị như thế trong tương lai. Cậu ta kết thúc bằng sự cầu nguyện cho Ngài được trường thọ và hoàn thành tất cả những tâm nguyện của Ngài.