Kyoto, Nhật Bản, ngày 11 tháng Tư năm 2014 - Một cuộc đối thoại hai ngày giữa các nhà khoa học và các học giả - hành giả tu tập, đã tập trung vào chủ đề “Lập Bản đồ Tâm thức” tại thủ đô xưa của Nhật Bản, Kyoto, bắt đầu ngay hôm nay. Arthur Zajonc, Chủ tịch Viện Tâm thức và Đời sống và Sakiko Yoshikawa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kokoro, Đại học Kyoto đã sôi nổi trong bài phát biểu giới thiệu của họ. Họ đã mời Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma khai mạc tiến trình này và Ngài đã thực hiện.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma chào đón khán giả vào đầu ngày đầu tiên của Hội nghị 2 ngày về "Lập Bản đồ Tâm thức" ở Kyoto, Nhật Bản vào 11 tháng 4, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
“Thưa các vị Thầy tâm linh, các nhà khoa học và các anh chị em, tôi luôn luôn nhấn mạnh về nhu cầu cần thiết cho một cảm giác rằng chúng ta đều là những thành viên của một gia đình nhân loại. Từ quan điểm đó, tất cả chúng ta là các anh chị em của nhau. Tôi vô cùng hạnh phúc rằng cuộc Hội nghị này đang diễn ra ở Nhật Bản. Những cuộc Hội nghị về Tâm Thức và Đời sống đã diễn ra hơn 25 năm qua, nhưng tôi đã từng tha thiết mong rằng nó cũng nên được tổ chức tại một quốc gia châu Á - nơi mà những tư tưởng Phật giáo là một phần của lịch sử văn hóa. Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi với các nhà khoa học về tâm thức, sự hiểu biết về tâm thức đa phần đến từ Ấn Độ cổ đại. Sự hiểu biết của riêng bản thân tôi là dựa trên khoa học Phật giáo về Tâm thức. Điều mà chúng ta muốn nói không phải là chuyện về những kiếp sống trong quá khứ và tương lai, về sự giải thoát hay về Tánh Không, những chủ đề ấy thật ra là công việc của người Phật tử. Chúng tôi đã tự giới hạn chính mình đối với sự thảo luận về tâm thức, về não bộ và vv, đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tham khảo các cuộc hội thoại giữa khoa học Phật giáo và khoa học hiện đại”.
Ngài giải thích rằng tất cả các truyền thống tôn giáo đều nói về tình yêu thương, tâm từ bi, sự tri túc và lòng khoan dung; và các quan điểm triết học khác nhau của họ đã được sử dụng để hỗ trợ cho việc thực hành những đức tính quý giá này. Ngài cho rằng những người ở một đất nước Phật giáo có thể dễ lĩnh hội những tư tưởng xuất phát từ tâm lý học cổ đại Ấn Độ có liên quan đến việc thực hành Thiền Chỉ (shamatha) và Thiền Quán (vipasyana). Để đạt được tiến bộ trong những sự thực hành này, bạn cần phải biết về tâm thức và cách hoạt động của nó. Ngài nói rằng theo quan điểm của Phật giáo, không có vai trò của một Đấng Tạo Hóa, cũng không có bất kỳ ý nghĩa nào của một cái ngã độc lập thường hằng. Mọi thứ đều phát sinh do Duyên Khởi - nói một cách khác - mọi thứ đều tồn tại trong sự phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Lập Bản đồ Tâm thức là tiếp nhận một cái nhìn thoáng rộng hơn, đến để tìm hiểu về toàn bộ hệ thống của tâm thức và cảm xúc. Điều này sẽ giúp chúng ta đối diện với những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt. Từ Tây Tạng dùng cho chữ “translator” mang nghĩa đại khái là “đôi mắt có thể nhìn đời”. Thời nay vai trò này được làm cho hoàn thiện hơn nhờ các nhà khoa học cởi mở, khách quan và không thiên vị.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm ơn Yoshio Imaeda, một học giả Phật giáo của Nhật Bản, về bài thuyết trình của ông tại Hội nghị “Lập Bản đồ Tâm thức” ở Kyoto, Nhật Bản vào 11 tháng 4, 2014. Ảnh / VP Tây Tạng, Nhật Bản |
Yoshio Imaeda, một học giả Phật giáo của Nhật Bản, bắt đầu bài thuyết trình của mình. Ông nhớ lại sự bất ngờ của mình khi phát hiện ra rằng cha của ông không hề hiểu về những gì mà ông đang tụng trước bàn thờ Phật. Một vị sư mỗi tháng đến nhà ông một lần cũng không thể giải thích được lời Kinh ấy và các giáo viên của ông ở trường cũng vậy. Rõ ràng là họ theo đạo Phật nhưng mà không hiểu gì cả. Thế nên ông quyết định tự mình nghiên cứu. Ông phát hiện ra rằng không những người Tây Tạng có bộ sưu tập đầy đủ nhất của kinh điển Đại Thừa, mà Phật giáo Tây Tạng còn duy trì được một truyền thống sống động, mặc dù bi kịch đã diễn ra ở Tây Tạng. Ông cho rằng các nhà sư Nhật Bản thì rất chuyên nghiệp, đặc biệt là liên quan đến vấn đề sắp xếp tang lễ, và Phật tử Nhật Bản thì rất tình cảm và rất dễ xúc động nhưng không dựa trên lý trí. Ông kể lại việc nhân dịp Năm Mới đi đến viếng một ngôi chùa và con trai của ông đã ước nguyện được xuất sắc trong vấn đề học tập của mình, con gái của ông thì cầu mong cho gia đình được sức khỏe tốt, trong khi các bạn bè Tây Tạng của họ thì cầu nguyện cho tất cả chúng sinh đều đạt được Phật quả.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cười và nói:
“Đây có vẻ giống như một phiên họp tự phê bình. Bạn nên biết rằng 99% trong số 6 triệu người Tây Tạng cũng không hiểu được thực sự Phật Giáo là gì. Là Phật tử trong thế kỷ 21 chúng ta phải học tập, nghiên cứu. Không phải chỉ có các vị Tăng mà các Sư cô cũng vậy! Trong hơn 40 năm qua, các vị Ni đã có thể nghiên cứu và hiện nay có thể đạt được bằng cấp cao nhất. Phương pháp nghiên cứu nghiêm ngặt này được bắt đầu từ Ngài Thiện Hải Tịch Hộ (Shantarakshita), một vị học giả vĩ đại và là một nhà logic học lỗi lạc của Nalanda - người đã thiết lập Phật giáo ở Tây Tạng”.
Thupten Jinpa trình bày bài thuyết trình của mình tại Hội nghị “Lập Bản đồ Tâm thức” ở Kyoto, Nhật Bản vào 11 tháng 4, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Trong bài trình bày của mình, Thupten Jinpa trích dẫn Kinh Pháp Cú rằng, “Tâm tạo ra thế giới riêng của chúng ta” và trong Kinh Vô Vấn Tự Thuyết thì nói “Tâm có kỷ luật là một cái tâm hạnh phúc”. Tâm đã đóng một vai trò quan trọng. Ông không những đã nói về tiềm năng của kiến thức có ý nghĩa dồi dào của A-Tỳ-Đạt-Ma mà còn nói về nhận thức luận Phật giáo trong các tác phẩm của Ngài Trần Na (Dignaga), Pháp Xứng (Dharmakirti) và ngài Thiện Hải Tịch Hộ (Shantarakshita); điều này đã chiếu sáng vào tính chất và phạm vi của kiến thức. Ngài nhận xét rằng trong khi chỉ có một nguyên bản ngắn của Ngài Trần Na là bằng tiếng Trung Quốc, và do đó Nhật Bản cũng vậy - thì Tây Tạng lại được sở hữu một khối lượng phong phú của văn học nhận thức luận. Ngài nhớ lại khi Ngài bắt đầu nghiên cứu về những tác phẩm của Ngài Pháp Xứng lúc Ngài đang ở tuổi thiếu niên của mình, tâm trí của Ngài ngày càng trở nên chất vấn và hoài nghi.
Arthur Zajonc đã hỏi về điều gì nên làm trước - sự thực hành hay nghiên cứu. Ngài đề cập đến ba phương thức của sự hiểu biết. Đầu tiên là lắng nghe, đọc sách và nghiên cứu dẫn đến niềm tin và nhận thức. Sự suy tư phê bình đưa đến sự thuyết phục và sự tu tập thiền định sâu lắng nhờ đó đưa đến sự hiểu biết thật sự.
Với chủ đề “Thay đổi bộ não của bạn bằng cách thay đổi tâm thức của bạn” Richard Davidson nói về những phát hiện về tính uyển chuyển nhu nhuyến của hệ thần kinh, trong đó sự thay đổi về tâm thức có thể được biểu lộ cho sự tác động đến não bộ và biểu sinh; sự thay đổi tâm thức có thể được hiển thị để mở hoặc tắt một số gen cụ thể nào đó; và biểu lộ sự liên lạc hai chiều giữa tâm thức/ não bộ và cơ thể với những đức tính tốt đẹp bẩm sinh; những phát hiện cho thấy rằng trẻ sơ sinh thích được âu yếm tử tế hơn là bị châm chọc khiêu khích. Khi ông tiến hành tham khảo kiểm tra các thiền sư trong một máy quét MRI, Ngài đã thỉnh cầu các vị Tăng sĩ có kinh nghiệm của Nhật Bản và các Thiền Sư cũng nên tham gia vào sự nghiên cứu này. Khi Davidson tham khảo việc đó đang được thực hiện với những trẻ em thiếu tập trung hiếu động rối loạn (ADHD), Ngài muốn biết liệu đó có phải là kết quả của những ảnh hưởng của môi trường hoặc di truyền và liệu có bất cứ sự liên đới nào với sự lo lắng và cảm giác bất an hay không; và điều này cho thấy là đã có sự ảnh hưởng như vậy.
Richard Davidson trình bày bài thuyết trình của mình tại hội nghị "Lập Bản đồ Tâm thức" ở Kyoto, Nhật Bản vào 11 tháng 4, 2014. Ảnh / VP Tây Tạng, Nhật Bản |
Tiến sĩ Davidson báo cáo rằng thậm chí sự rèn luyện lòng từ bi trong thời gian ngắn, trong đó các đối tượng được dành cho 30 phút mỗi ngày; qua hai tuần rèn luyện về lòng từ bi có thể được bểu lộ là có tác động tích cực đối với não bộ. Cuối cùng, để thừa nhận thời gian mà những người trẻ tuổi dành chơi trò chơi máy tính, ông đã báo cáo một dự án thí điểm để phát triển trò chơi như vậy vì nó nuôi dưỡng lòng tốt và sự đồng cảm chứ không phải là tính khiêu khích châm chọc.
Ngài tiếp tục thảo luận với các vị tham gia trong nhóm hội thảo suốt bữa ăn trưa. Vào buổi chiều, Jay Garfield đã thực hiện sự nghiên cứu sâu rộng và dịch các văn bản triết học Phật giáo đã nói về sự cần thiết của việc tự quán chiếu nội tâm để hiểu được tâm thức, nhưng cũng cảnh báo về những mặt hạn chế của ảo tưởng nhận thức. Ông chứng minh một cách sinh động về sức mạnh của ảo giác thị giác và những khó khăn mà ngay cả khi chúng ta biết những gì chúng ta đang nhìn thấy là một ảo ảnh của sự xuất hiện còn tồn đọng lại. Ông nêu rõ một điểm rằng chúng ta không thể đo lường hoặc xác định kích cỡ về kinh nghiệm quán sát nội tâm của chúng ta. Bằng cách sử dụng tâm thức để kiểm tra tâm; nó trở thành giống như một công cụ như kính thiên văn hoặc kính hiển vi, nhưng trong trường hợp này đối tượng và công cụ đều là bí ẩn. Ông cũng gợi ý rằng nếu không có một lý thuyết về tâm thức, chúng ta không thể xử lý các dữ liệu mà chúng ta nhận được từ bậc phân loại bề mặt.
Ngài trả lời rằng nó rất hữu ích để chỉ cho phép tâm ở trong trạng thái vô tư, không suy nghĩ một thời gian ngắn để bắt đầu nhận thức được bản chất của nó và nó có thể phát triển một khả năng để kiểm tra tâm thức, ví dụ như khi chúng ta muốn quan sát sự tức giận.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cám ơn Arthur Zajonc, Chủ tịch Viện Tâm thức và Đời sống, vào lúc kết thúc ngày đầu tiên của Hội nghị 2 ngày về “Lập Bản đồ Tâm thức” ở Kyoto, Nhật Bản vào 11 tháng 4, 2014. Ảnh / VP Tây Tạng , Nhật Bản |
Trong phần trình bày về vai trò của tâm trong vật lý lượng tử, Arthur Zajonc đã khiến cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phải ngạc nhiên với sự mô tả của mình về việc một hạt (vật lý) không hề có kích thước. Sự so sánh của Shigefumi Mori về toán học với nghệ thuật dường như có vẻ bí ẩn khi ông đã tìm cách liên kết vẻ đẹp của một sự tuyên bố về hình học đại số với thuật vẽ về ánh sáng của Monet. Ông hỏi điều gì sẽ xảy ra khi, không thể tìm thấy một giải pháp nào cho vấn đề cả, đột nhiên một kẻ không mời mà xuất hiện trong tâm trí. Ngài gợi ý là nó được kết nối với những công việc đã được thực hiện xong; và nói rằng một vấn đề mà không thể được giải quyết trong lúc ban ngày cũng có thể được giải quyết trong giấc mơ. Ngài nói rằng có lẽ đó là vì trong thời gian giấc mơ, những ý thức của giác quan không hoạt động.
Arthur Zajonc nắm lấy cơ hội để ca ngợi năng lực của tư tưởng, sự rõ ràng và độ chính xác của nó. Ông chỉ ra rằng Thuyết Tương Đối của Einstein đã không xảy ra như là kết quả của công việc hay các công trình thí nghiệm trong phòng thí nghiệm; mà là ông đã đạt được những kết luận của mình là nhờ năng lực của tư tưởng.
Vào phần cuối, ông thỉnh Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma có điều gì bổ sung thêm hay không; Ngài nói rằng Ngài không có điều gì khác để nói. Hội nghị sẽ tiếp tục vào ngày mai.