Kyoto, Nhật Bản, 12 tháng 4 năm 2014 - Ngày thứ hai của cuộc hội nghị Lập Bản đồ Tâm thức bắt đầu trong cách thức như một công việc yên tĩnh. Bài thuyết trình bắt đầu ngay sau khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma lặng lẽ ngồi xuống chỗ của mình trên khán đài. Shinobu Kitayama, sinh ra ở Nhật Bản, nhưng hiện giờ đang là Giáo sư Tâm lý học ở Michigan, ông bắt đầu nói về Khoa học thần kinh Văn hóa, với sự quan sát rằng bối cảnh văn hóa là rất quan trọng cho sự hiểu biết về tâm thức của con người.
Giáo sư tâm lý Shinobu Kitayama nói về Khoa học Thần kinh Văn hóa trong ngày 2 của Hội nghị “Lập Bản đồ Tâm thức” ở Kyoto, Nhật Bản vào 12 tháng 4, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Để làm rõ ý nghĩa của Khoa học Thần kinh Văn hóa là gì, ông nói rằng mặc dù nhân loại là một, nhưng nó có rất nhiều sự biểu hiện. Tính chất hay thay đổi trong các mô hình văn hóa được kết hợp với tính uyển chuyển nhu nhuyến của hệ thần kinh; điều này có nghĩa là não bộ có thể được đúc nặn bởi bối cảnh văn hóa. Não không phải là một thực thể tĩnh, mà nó có thể thay đổi như là một chức năng của kinh nghiệm. Nó có thể được hình thành bởi các yếu tố sinh thái, môi trường và văn hóa. Như một cơ quan sinh học, não cũng bị chi phối bởi những ảnh hưởng của di truyền và có bằng chứng rằng sự ảnh hưởng này cũng có thể thay đổi theo điều kiện xã hội và văn hóa.
Kitayama cho rằng quan điểm về ngã ở phương Tây, hoặc ít nhất là ở châu Âu và Bắc Mỹ - là độc lập. Bạn chọn bạn bè của chính bạn và vv; nó có một lực tách rời. Ở các nơi khác trên thế giới, như châu Á, ngã mang tính quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau hơn; nó có lực kết hợp. Ông trích dẫn số liệu thử nghiệm mà dường như cho thấy một sự khác biệt trong phản ứng tiêu cực liên quan đến ý kiến sai lầm trong số những người từ phương Tây liên quan đến lợi ích bản thân và lợi ích của tha nhân, mà đã không được tìm thấy trong số những người châu Á.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phản đối kết luận này và nói rằng rất khó để cho chúng ta có thể khái quát hóa vấn đề; bởi vì tất nhiên có những người Mỹ vị tha và cũng có những người châu Á tự cho mình là trung tâm quan trọng. Ngài đề nghị rằng những phát hiện liên quan đến châu Phi, và sự khác biệt giữa những người sống ở thành thị và ở nông thôn sẽ là thú vị. Ngài cũng nhận xét rằng cũng sẽ rất thú vị để biết xem sự khác biệt giữa nam và nữ có tạo nên sự khác nhau nào không.
Zen Roshi Joan Halifax trong bài thuyết trình của mình vào ngày 2 của Hội nghị “Lập Bản đồ Tâm thức” ở Kyoto, Nhật Bản vào 12 tháng 4, 2014. Ảnh / VP Tây Tạng, Nhật Bản |
Joan Halifax, một Thiền Roshi, đã rút ra từ kinh nghiệm của 40 năm làm việc với những người hấp hối để trình bày thuyết trình của mình về cách rèn luyện Tâm từ bi. Cô nói rằng lòng từ bi thường được coi là khả năng tham dự vào những kinh nghiệm của những người khác, cảm thấy quan tâm cho họ, có ý thức về những gì mình sẽ phục vụ cho họ. Nó cũng có thể được mô tả như săn sóc cho những người đang đau khổ với một động lực để làm giảm bớt sự đau khổ ấy. Cô khám phá ra ảnh tượng dựa trên hệ thống của lòng từ bi tuân theo đào tạo phát triển để đào tạo những chăm sóc viên và các chuyên gia y tế. Cô đưa ra rằng lòng từ bi không thể dạy; nó là một tiến trình của sự tự bộc phát. Sự rèn luyện cũng được ghi chép qua các báo cáo rằng những chăm sóc viên và các bác sĩ cũng có thể bị kiệt sức và vì thế thường có nhu cầu tự chăm sóc bản thân mình.
Người thuyết trình thứ ba của buổi sáng là Shinsuke Shimojo - người đã nhận được một số giải thưởng của Nhật Bản và hiện đang là một giáo sư Tâm lý học thực nghiệm tại Viện Công nghệ California, nhấn mạnh trở lại nhiều lần với sự minh họa về tâm như một tảng băng trôi. Quan điểm của ông là cho thấy rằng cái tâm ý thức rõ ràng là chỉ ở trên đỉnh của tảng băng trôi. Còn phần tâm thức tiềm ẩn rộng lớn đáng kể hơn thì nằm ở bên dưới bề mặt. Ông cho biết một số khía cạnh của tâm thức con người và khoa học thần kinh tâm lý truyền thống đều rất khó diễn đạt. Ông cho rằng yếu tố quyết định tình cảm và tính cách của một cá nhân cần phải được hiểu trong bối cảnh xã hội động lực, chú ý đến sự tương tác động lực giữa não bộ và thế giới xã hội. Đây là những lĩnh vực mà tiến trình tâm thức tiềm ẩn đóng một vai trò quan trọng.
Thánh Đức ĐLLM cho ý kiến trong thời gian Giáo sư Tâm lý học thực nghiệm tại Viện Công nghệ California - Shinsuke Shimojo trình bày trong ngày 2 của Hội nghị “Lập Bản đồ Tâm thức” ở Kyoto, Nhật Bản vào 12 tháng 4, 2014. Ảnh / VP Tây Tạng, Nhật Bản |
Mô tả cách mà một con bọ chét có thể được khiến cho từ bỏ sự búng nhảy của nó bằng cách giam nó dưới một chiếc đĩa thủy tinh, Shimojo nói về bằng chứng của tình trạng bất lực không được giúp đỡ của những nhà học thức đã biểu thị đặc trưng cho một sự căng thẳng của tình trạng đình trệ gây ưu phiền cho những người Nhật Bản. Đó là một sự đình trệ được tính toán mất khoảng 25 tỷ USD của nền kinh tế. Ông cho rằng sự khác biệt giữa khỏe mạnh và bệnh tật trong bối cảnh này liên quan đến không những chỉ các trạng thái tinh thần, mà còn là những vòng động lực từ trường bao gồm cơ thể và môi trường xã hội. Ông cho rằng sự đồng bộ hóa tiềm ẩn trong con người là có thể quan sát được khi người ta đi bộ với nhau. Ông nói rằng thảm họa hạt nhân Fukushima ngày 11 Tháng Ba là một trong những cuộc khủng hoảng khác nhau mà đòi hỏi phải có sự hiểu biết uyên thâm hơn về các khía cạnh tiềm ẩn của tâm thức.
Ngài tuyên bố rằng ngài có một câu hỏi để hỏi. Ngài diễn tả về những người bạn đã phát triển một mức độ tập trung mà họ có thể duy trì sự tập trung vào đối tượng trong trong 3-4 tiếng đồng hồ. Điều này có thế xảy ra không? Lấy vấn đề của các yếu tố môi trường khác nhau, Ngài đề nghị rằng một hành giả như vậy nên có thể tiếp tục việc thực hành của mình ngay cả trong một thành phố lớn. Thông qua sự rèn luyện, bạn sẽ có thể duy trì trong trạng thái yên tĩnh suốt 24 giờ một ngày.
“Trong khi tôi không có kinh nghiệm gì sâu sắc, những tôi nghĩ rằng tôi cũng có thể thấy một số sự cải thiện trong 25 năm qua. Tôi cũng có hứng thú muốn biết sự ảnh hưởng của những ngày hoàn toàn tối đen trong mùa đông ở một số vùng Bắc Âu và mặt trời lúc nửa đêm vào mùa hè. Đôi khi tôi gọi bản thân mình là Đạt Lai Lạt Ma ngủ vì tôi thích có một giấc ngủ ngon lành vào ban đêm”.
Ngài cũng đưa ra quan điểm rằng lòng từ bi cần phải được kết hợp với trí tuệ. Từ bi mà không có trí tuệ thì sẽ trở nên yếu đuối nhu nhược.
Ngài nói “Chúng ta là những động vật xã hội, và chúng ta không còn duy trì trong sự cô lập nữa. Chúng ta là một phần của một tổng thể lớn hơn. Điều này đúng với cả Nhật Bản và Tây Tạng. Khi mọi người đến nói với tôi về những vấn đề khó khăn của họ, đôi khi tôi nói với họ về sự khó khăn của tôi để cho họ một cái nhìn rộng hơn và ý thức rằng họ không phải đơn độc”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm ơn Đại đức Tiến sĩ Barry Kerzin về bài thuyết trình của ông trong ngày 2 của Hội nghị “Lập Bản đồ Tâm thức” ở Kyoto, Nhật Bản vào 12 tháng 4, 2014. Ảnh / VP Tây Tạng, Nhật Bản |
Sau khi nghỉ ngơi ăn trưa, Tiến sĩ Barry Kerzin đã dâng lên một xâu chuỗi tràng hạt như một sự tương tự của tâm hay ý thức, ông dẫn giải rằng sợi dây như là sự liên tục của tâm thức và các hạt như những khoảnh khắc của tâm thức mà ý tưởng này theo sau một ý thưởng khác. Hình vòng tròn của nó cũng là biểu hiện rằng tâm thức không hề có sự khởi đầu và cũng không có sự kết thúc. Ông tiếp tục mô tả về sự trình bày của Phật giáo cổ đại về 6 Tâm Vương và 51 Tâm sở. 5 trong số các Tâm Vương là có liên quan với các giác quan, Tâm vương thứ sáu là thuộc về ý thức tinh thần. Tâm này có thể là thô, là vi tế và vi tế nhất. Tâm thô là tâm bình thường của chúng ta; tâm vi tế là - ví dụ - tâm hiện diện trong lúc ta đang mơ - khi các giác quan khác không hoạt động. Một tâm thức vi tế hơn xảy ra trong giấc ngủ sâu. Thông qua sự rèn luyện, những tâm thức tiềm ẩn này có thể được làm cho trở nên rõ ràng hơn. Tâm bất nhị, vô khái niệm và vi tế nhất sẽ xảy ra ngay tại thời điểm tử vong.
Tiến sĩ Kerzin không những chỉ mô tả 8 linh kiến diễn ra trong thời gian sự tan rã của các đại xảy ra vào thời điểm đó, mà còn cung cấp những hình ảnh minh họa. Những linh kiến này được cho là giống như một ảo tượng, cuồn cuộn khói, những tia lửa giống như đom đóm, một ngọn đèn trong một căn phòng tối om, ánh sáng mặt trăng, màu đỏ tăng dần giống như cảnh hoàng hôn, màu đen gần đạt được và cuối cùng là ánh sáng rất rõ ràng. Ông nói rằng những hành giả thành tựu có thể nhập vào và an trú trong ánh sáng rõ ràng ấy một thời gian sau khi cái chết lâm sàng đã xảy ra.
Ngài nói rằng “Tính bất nhị mà ông đã nói đến nên được hiểu như là không có sự phân biệt giữa chủ thể và đối tượng”.
Trưởng khoa Nhân văn tại Đại học Kwansei Gakuin; Junko Tanaka-Matsumi trong bài thuyết trình của mình vào ngày 2 của Hội nghị “Lập Bản đồ Tâm thức” ở Kyoto, Nhật Bản vào 12 tháng 4, 2014. Ảnh / Jeremy Russell /VPĐLLM |
Sau 20 năm giảng dạy tâm lý học lâm sàng ở New York, Junko Tanaka - Matsumi hiện giờ là Trưởng Khoa Nhân văn tại Đại học Kwansei Gakuin. Cô thuyết trình về Lập Bản đồ Tâm thức của trẻ em, bắt đầu bằng cách cho rằng tâm thức của trẻ em thay đổi trong từng khoảnh khắc. Cô ta chỉ ra rằng khi bạn thấy rằng Nhật Bản đứng thứ hai trên thế giới về việc cung cấp một nền giáo dục khoa học; điều đó dường như là tất cả đều tốt đối với hệ thống giáo dục Nhật Bản. Tuy nhiên, trong lớp học có những trẻ em không thể làm theo những gì giáo viên nói. Chúng biểu lộ những hành vi gây rối như là không chịu ngồi tại chỗ ngồi của mình. Nhưng vì ý thức của tính đồng nhất không có sự giúp đỡ đặc biệt hoặc sự chuẩn bị đầy đủ đối với các em, và quả thực là các bậc phụ huynh không cố công tìm kiếm điều đó, bởi vì họ không muốn con mình bị chỉ điểm ra. Cô khuyên các bước đơn giản như là làm cho rõ ràng đối với những trẻ em như thế rằng chúng có ý gì khi chúng làm như vậy; và đưa cho chúng một cái thẻ để nhắc nhở chúng thì có thể sẽ có hiệu quả. Sự củng cố các hành vi tích cực ở trẻ em cũng làm tăng lòng tự trọng của chúng và khuyến khích sự giao lưu với các bạn đồng học tích cực.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn biết độ tuổi của trẻ em được đề cập đến là bao nhiêu; chúng ở độ từ 7 đến 9 tuổi.
Sự thuyết trình cuối cùng đã được thực hiện bởi Makoto Nagao, người - ban đầu - tốt nghiệp từ Đại học Kyoto, tiếp tục dẫn đầu một sự nghiệp xuất sắc trong số những công việc khác - đó là việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên và dịch thuật bằng máy,. Ông nói rằng chức năng của tâm thức được lập trình hoặc biểu lộ tốt nhất trong sự giao tiếp và áp dụng điều này đối với phạm vi đặc biệt của sự phát triển các robot làm nhiệm vụ như một chăm sóc viên. Những Robot như thế sẽ có thể trò chuyện với những người mà chúng đang săn sóc. Quan trọng là chúng cần để có thể đối phó với suy luận từ nhu cầu của con người để tạo ra những phản ứng thích hợp và những câu trả lời đúng đắn. Tiến sĩ Nagao cho rằng phát triển hệ thống đối thoại robot sẽ không chỉ giúp cho những người được các robot săn sóc, mà còn có thể dẫn đến sự làm rõ cách mà tâm phản ứng với các kích thích bên ngoài như thế nào, do đó thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết về chức năng tâm thức. Đây sẽ là một con đường tuyệt vời để lập bản đồ tâm thức.
Makoto Nagao trong bài thuyết trình của mình vào ngày 2 của Hội nghị “Lập Bản đồ Tâm thức” ở Kyoto, Nhật Bản vào 12 tháng 4, 2014. Ảnh / VP Tây Tạng, Nhật Bản |
Tiến sĩ Nagao khẳng định robot có thể được thiết kế theo mục đích mà chúng sẽ được sử dụng, cho dù đó là chăm sóc, chữa cháy hoặc đối phó với sự cài đặt hạt nhân đã bị hư hỏng. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cười và nói rằng tất nhiên là một robot sẽ không thể thể hiện được tình cảm, nhưng ít nhất nó sẽ không nổi giận.
Để trả lời cho một câu hỏi rằng - trong tâm Ngài - ai là người mà Ngài cho rằng sẽ được lợi ích từ những cuộc hội nghị như thế này; Ngài nói:
“Tôi luôn luôn nghĩ về 7 tỉ người đang sống hiện nay đều giống nhau về thể chất, cảm xúc và tinh thần. Những thứ bên ngoài có thể khác, nhưng thậm chí vài ngàn năm trước, cảm xúc của chúng ta cũng đã như vậy. Đức Phật cũng đã từng giống như chúng ta, nhưng thông qua sự kiên trì và nhẫn nại, Ngài đã chuyển hóa được tâm thức của mình. Trong 30 năm nay, được quan hệ đối tác với các nhà khoa học, chúng tôi đã học được rất nhiều điều hữu ích và, trừ khi họ chỉ đơn thuần là người lịch sự, các nhà khoa học cũng đang học hỏi được khá nhiều điều về tâm thức. Giữa chúng ta, chúng ta đang làm việc trên một chương trình để giới thiệu đạo đức thế tục vào hệ thống giáo dục. Các nhà khoa học tham gia dự án này không phải vì một ước ao cho phần thưởng vật chất, mà là vì sự lợi ích lâu dài mà nó sẽ cung cấp. Mục đích của chúng ta là một nhân loại hạnh phúc hơn; điều này không thể đạt được chỉ thông qua sự cầu nguyện hay sự suy nghĩ ước mơ; mà là phải bằng cách học hỏi để đối phó với những cảm xúc tiêu cực của chúng ta”.
Một lời kêu gọi đã được thực hiện đến tất cả mọi người đang hiện diện để góp phần vào những giải pháp cho các vấn đề phát sinh từ tai nạn hạt nhân Fukushima. Ngài đề cập rằng thời gian gần đây Ngài đang ở gần Sendai. Ngài không có câu trả lời ngay lập tức đối với tình hình này - bởi vì, như Ngài nói, toàn bộ vấn đề hạt nhân và sự tạo ra năng lượng là vấn đề rất phức tạp. Ngài mong đợi vào một tương lai khi có thể dựa vào năng lượng mặt trời.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng những người đồng tham gia và ban tổ chức Hội nghị hai ngày “Lập Bản đồ Tâm thức” ở Kyoto, Nhật Bản vào 11 tháng 4, 2014. Ảnh / VP Tây Tạng, Nhật Bản |
Arthur Zajonc, Chủ tịch Viện Tâm thức và Cuộc sống trong bài phát biểu bế mạc của mình, đã trở lại với ý tưởng về sự quan tâm. Ông đã thu hút sự chú ý đến chương trình giáo dục phát triển “Lời kêu gọi Quan tâm” và ba giai đoạn của sự quan tâm - đón nhận sự quan tâm, quan tâm cho chính mình và mở rộng quan tâm đến tha nhân.
Ngoài việc cảm ơn về sự hiện diện của Ngài, ông đã cảm ơn tất cả các vị đã thuyết trình và những người mà - thông qua sự tổ chức và quan tâm của họ - hội nghị này mới được thực hiện một cách thành công tốt đẹp. Adrian Freedman đã trình diễn một bản truyền thống ngắn bằng shakuhachi - sáo trúc truyền thống Nhật Bản và hội nghị được bế mạc một cách hoàn mãn.
Ngày mai, ngài sẽ đến Koya-san, nơi tọa lạc của trụ sở chính của truyền thống Shingon của Phật giáo Nhật Bản.