Noida, NCR, Ấn Độ, ngày 31 tháng 1 năm 2014 - Trường “Từng Bước” tọa lạc tại Noida, từ New Delhi vượt qua sông Yamuna - là nơi tiếp đón Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm nay. Ngôi trường có nguồn gốc sâu xa từ một trường mẫu giáo bắt đầu vào năm 1992, năm 2008 đã được phát triển lên để trở thành một ngôi trường cống hiến cho sự đào tạo sơ cấp, trung học cơ sở và trung học phổ thông, nhằm đào tạo các sinh viên là những người có khả năng ăn nói lưu loát, tự tin, có trách nhiệm xã hội và những thanh niên có đạo đức sẵn sàng đương đầu với những thách thức ở phía trước khi họ rời khỏi trường. “Từng Bước” - nơi nhằm theo đuổi một cách rõ ràng về sự cung ứng một môi trường chu đáo, khỏe mạnh và đầy thách thức - hiện có hơn 1.860 sinh viên và với đội ngũ nhân viên hơn 280; tỷ lệ giáo viên sinh viên xuất sắc là 1/8. Lời cầu nguyện của trường là Buddhim Dehi Namostute …- Khai sáng tâm trí của chúng con…
Ngài đã được mời đến để nói chuyện và giao lưu với các sinh viên đến từ trường “Từng Bước” và các trường khác ở Delhi và Srinagar - những người đã tham gia cuộc hội thảo do WISCOMP (Phụ nữ trong An ninh, Quản lý Xung đột và Hòa Bình) tổ chức, một sáng kiến đào tạo và nghiên cứu Nam Á, nhằm tạo điều kiện cho sự lãnh đạo của phụ nữ trong các lĩnh vực về hòa bình, an ninh và những vấn đề quốc tế, kết hợp với trường học.
Thánh Đức ĐLLM với các sinh viên và nhân viên của trường “Từng Bước” sau khi trồng một cây non trong sự danh dự về chuyến viếng thăm của Ngài tại Noida, NCR, Ấn Độ vào 31 tháng 1, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Khi đến nơi, Ngài đã được những người sáng lập - Bà Ritu Suri và ông Ramesh Suri - cung đón và giới thiệu với các giáo viên và nhân viên. Một đại diện của sinh viên mời Ngài trồng một cây non để kỷ niệm chuyến viếng thăm của Ngài.
Sau bữa trưa, Ngài đã được hộ tống ngang qua trường học, đến giảng đường có không khí thoáng mát để nói chuyện. Trên đường đi, các sinh viên đã tham gia cùng với Ngài để thắp đèn khai mạc nhân dịp này. Một nhóm sinh viên đang ca một ca khúc để cung đón Ngài lên bục giảng.
Ngài bắt đầu, “Kính thưa các anh chị trưởng lão và đặc biệt là các em trai và em gái thanh thiếu niên! Thật là một niềm vui và vinh dự lớn lao cho tôi được ở đây để nói chuyện và giao lưu với quý vị! Có hai lý do: một là tương lai của hành tinh này, châu Á và Ấn Độ nằm trong tay của quý vị. Thứ hai là sự gặp gỡ với những người trẻ tuổi làm cho tôi cảm thấy mình như được trẻ hơn, trong khi đó - khi tôi gặp những người lớn tuổi, tôi không thể không tự hỏi rằng ai trong số chúng tôi sẽ là người ra đi trước!”
Ngài nói rằng Ngài đã được nghe về tiểu sử của trường; và về một gia đình đã đứng đằng sau nó như thế nào, không có sự can thiệp nào của chính phủ. Nó gợi cho Ngài nhớ về một gia đình giàu có Mumbai đã từng đến gặp Ngài để xin sự ban phước gia trì. Ngài nói với họ rằng, Ngài không có những thứ như thế để ban cho họ; nhưng Ngài nói rằng, những người giàu có như họ có thể kiếm tiền và sử dụng nó để giúp đỡ những người nghèo, người vô gia cư, những người ăn xin và trẻ em đường phố rất nhiều ở Mumbai. Ngài nói với họ rằng, những người như vậy cũng là những con người; họ cũng là một phần của cộng đồng và cũng có quyền như nhau đối với sự hạnh phúc, giống như những người còn lại của tất cả chúng ta. Trong khi những người nghèo khổ gặp khó khăn trong vấn đề tự giúp đỡ chính mình, thì đó là những gì mà những người sung túc có thể làm; và Ngài nói với họ rằng đó mới là nguồn phước lành thật sự và chính đáng. Ngài lặp lại sự cảm kích của mình đối với những sự nỗ lực để đi đến sự tạo lập nên ngôi trường này. Nói chuyện với các sinh viên, Ngài nói:
“Là thế hệ trẻ hôm nay, các bạn phải có trách nhiệm đối với tương lai. Thế hệ của tôi thuộc về thế kỷ trước và thời kỳ của chúng tôi đã qua rồi. Khi nhìn lại, tôi cảm thấy dường như tôi đã từng trải qua một thời kỳ mà sự bạo lực và hủy diệt đã hoành hành rộng khắp; nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy người dân hiện nay đã quá ngán ngẩm với bạo lực và những tiếng nói lên tiếng cho hòa bình đang ngày càng gia tăng. Ngoài ra còn có một ý thức rằng bạo lực không chỉ liên quan đến việc sử dụng vũ lực; mà sự tham nhũng, bóc lột, lừa dối và bắt nạt cũng là những hình thức của bạo lực.
Thánh Đức ĐLLM nói chuyện với sinh viên đến từ trường “Từng Bước” và các trường khác ở Delhi và Srinagar tại Trường “Từng Bước”ở Noida, NCR, Ấn Độ vào 31 tháng 1, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
“Ấn Độ là một đất nước có truyền thống lâu đời của tinh thần ahimsa hay bất bạo động. Khi Mahatma Gandhi tiếp nhận tinh thần bất bạo động ấy cho cuộc đấu tranh vì tự do, ông đã trở thành một mô hình cho những người khác như Martin Luther King, Nelson Mandela và Đức Giám mục Desmond Tutu làm theo. Và liên quan đến truyền thống này, lòng khoan dung cũng đã phát triển ở đây, và kết quả là tất cả những truyền thống tôn giáo của thế giới đã sống với nhau tại đây trong sự hòa bình và hòa hợp. Điều này cũng là một tấm gương điển hình quan trọng cho những nước khác noi theo.
“Tôi thường trêu chọc các bạn Ấn Độ của tôi về thực tế rằng; trong khi hầu hết người Ấn Độ có một đầu óc rất tôn giáo, họ dường như đã sẵn sàng để tha thứ cho vấn đề tham nhũng. Làm thế nào mà có thể như thế được? Nó làm tôi ngạc nhiên đấy! Và khi tôi tự hỏi ai sẽ là người dọn dẹp tình trạng này, tôi nghĩ rằng đó sẽ là các bạn - những người trẻ của hôm nay. Đây là lý do tại sao bạn cần phải bắt đầu bằng cách sống cuộc sống của mình một cách chân thành và trung thực. Điều này sẽ tạo ra niềm tin, từ đó dẫn đến tình bạn. Đây là điều quan trọng bởi vì tất cả chúng ta đều cần có bạn bè”.
Ngài nói với các thính giả của mình rằng; là một Tu sĩ Phật giáo Tây Tạng, Ngài tự coi mình là một học trò của truyền thống Nalanda. Trong 30 năm qua, Ngài đã tham gia vào các cuộc thảo luận với các nhà khoa học hiện đại, nhiều người trong số họ đang tìm kiếm kiến thức hữu ích trong tư tưởng Ấn Độ cổ đại. Ví dụ như, có những sự hướng dẫn về cách làm thế nào để đối phó với những cảm xúc như giận dữ, tham lam; và làm thế nào để tạo ra sự bình an nội tâm.
“Quý vị nên tự hào về Ấn Độ và di sản của nó. Hãy làm việc chăm chỉ! Không được tự mãn về những thứ tầm thường; hãy nhằm mục đích cho năng lực cao nhất! Hãy phát triển chuyên môn. Đừng giới hạn bản thân chỉ nghĩ tại địa phương! Hãy nhìn vượt ra ngoài biên giới quốc gia của bạn, thậm chí vượt ra ngoài châu Á! Hãy phát triển nhận thức về sự hiệp nhất của nhân loại và nhu cầu của nó! Hãy chú ý hơn nữa đến lợi ích chung của nhân loại!
“Bây giờ, tôi là một sinh viên của Nalanda, có nghĩa là mặc dù tôi khá lười biếng, nhưng tôi cũng đã nghiên cứu logic và đã được đào tạo để tranh luận. Tôi mong muốn được nghe câu hỏi đầy thách thức của các bạn”.
Câu hỏi đầu tiên là về lý do tại sao thật là rất khó khăn để trở nên từ bi trong thế giới ngày nay. Ngài trả lời rằng con người và các động vật khác theo đuổi lợi ích riêng của họ một cách tự nhiên, tuy nhiên, nếu ta chỉ coi trọng riêng bản thân mình thì sẽ rất hạn chế. Khi bạn quan tâm đến phúc lợi của người khác, thì sự bắt nạt và bóc lột sẽ chấm dứt. Ngài đã nói về hai cấp độ từ bi, thứ nhất là do bản năng sinh học nhiều hơn; và một cấp độ khác là được phát sinh từ sự phát triển của nhận thức. Nếu chỉ mong ước cho mình trở nên từ bi hơn, hoặc nói rằng Chúa hay Đức Phật muốn chúng ta từ bi hơn, thì điều này không phải là hiệu quả lắm. Chúng ta cần phải tăng cường mối quan tâm của mình đối với những người khác thông qua sự giáo dục và đào tạo.
Một sinh viên hỏi Thánh Đức ĐLLM một câu hỏi trong chuyến viếng thăm của Ngài đến Trường “Từng Bước” ở Noida, NCR, Ấn Độ vào 31, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Một học sinh khác hỏi làm thế nào để thể hiện lòng từ bi đối với những người đã làm hại mình; và Ngài nói rằng chúng ta cần phải suy nghĩ về những phẩm chất và lợi ích của lòng từ bi, và suy nghĩ về những hạn chế của sự giận dữ. Tương tự, khi được hỏi lý do tại sao có quá nhiều sự chia rẽ giữa các truyền thống tôn giáo, trong khi tất cả họ đều nói về tình yêu thương và lòng từ bi. Ngài trả lời rằng điều quan trọng là phải có ý thức về đạo đức. Khi đạo đức vắng mặt thì thậm chí truyền thống tôn giáo có thể trở thành một mặt trận để lợi dụng những người khác. Từ kinh nghiệm thông thường của chúng ta khi được sinh ra từ một người mẹ và được tắm mình trong sự quan tâm và chăm sóc của bà; chúng ta hiểu được giá trị của tình cảm dành cho người khác. Điều này đưa đến sự bình an trong tâm hồn. Tương tự như vậy, chúng ta có thể dạy cho người dân làm thế nào để có được hạnh phúc trên cơ sở đạo đức thế tục, rằng một cái tâm từ bi thì rất hữu ích và lợi lạc, và hoàn toàn mang bản chất thế tục.
Khi được hỏi về nỗi sợ hãi lớn nhất của mình và cách mà Ngài đối phó với nó; Ngài đã đề cập đến sự bất an nặng nề khi Ngài đang bay trên máy bay. Như thể nhấn mạnh sức mạnh của các lực lượng liên quan đến không khí ngay lập tức được lấp đầy bởi tiếng gầm rú của máy bay ngang qua trên đầu. Về việc làm thế nào để duy trì được sự tích cực và lạc quan, Ngài nói rằng Ngài luôn luôn cố gắng để có một cái nhìn toàn diện hơn. Ví dụ, mặc dù Ngài đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống của mình, chẳng hạn như bị tước đoạt quyền tự do và bị mất đi đất nước của mình, nhưng Ngài đã bày tỏ lòng biết ơn rằng được sống ở Ấn Độ đã mang lại cho Ngài sự tự do và những cơ hội tuyệt vời để học hỏi.
Liên quan đến việc duy trì một ý thức từ bi, Ngài nhớ lại cuộc nói chuyện với nhà khoa học người Mỹ - Paul Ekman - về điều đó. Kết quả rõ ràng của điều này là - Ekman - một người mà trước đây rất nóng nảy, nhờ duy trì một ý thức từ bi nên đã không bị mất bình tĩnh trở lại trong vòng vài tháng, như vợ và con gái của ông đã chứng thực điều đó.
“Hãy chú ý nhiều hơn đến lòng từ bi và bạn sẽ khám phá ra rằng bạn trở nên hạnh phúc hơn. Đó là điều thực tế và đơn giản”.
Sau khi bày tỏ lời cám ơn ngắn gọn, Ngài vẫy tay chào tạm biệt; và khi các ca sĩ hát thêm một lần nữa, nhiều người mỉm cười và vỗ tay; các thành viên của khán giả đã vẫy tay chào đáp lại.
Ngày mai, Ngài sẽ bay đến Guwahati, Assam. Ea