Dharamsala, HP, Ấn Độ, ngày 06 Tháng 10 năm 2014 (www.thetibetpost.com) - Theo sự thỉnh cầu của một nhóm Phật tử Đài Loan, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng hôm thứ Hai đã mở đầu ngày đầu tiên của đợt thuyết Pháp bốn ngày về “Luận Thuyết Trí Tuệ Cơ Bản của Trung Đạo” của Ngài Long Thọ cho thính chúng đến từ 62 quận huyện tại Chánh Điện của Chùa ở Dharamsala, Ấn Độ.
Giữa một bầu không khí vui vẻ vào buổi sáng của ngày 06 Tháng 10, bậc lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng và là người đã đạt được giải Nobel Hòa Bình, đã hướng dẫn Giáo Pháp với sự giới thiệu ngắn gọn nhưng đầy sâu sắc về Phật giáo. Chánh Điện của ngôi chùa Chính của Tây Tạng, với những đám đông của hơn 5000 người, đã chật ních với một mảng đầy màu sắc của người dân Tây Tạng mặc trang phục truyền thống với tất cả các độ tuổi, cũng như các du khách nước ngoài, người Ấn Độ và một nhóm tín đồ của khoảng 800 Phật tử Đài Loan.
Thánh Đức ĐLLM thuyết Pháp thể theo sự thỉnh cầu của nhóm Đài Loan tại Chùa Tây Tạng Chính ở Dharamsala, Ấn độ vào 6 tháng 10, 2014. Ảnh/Tenzin Choejor/VPĐLLM |
Chào đón các vị khách một cách nhiệt tâm, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã thu hút những nụ cười và sự kính mến từ cuộc tụ hội tâm linh - dựa trên kiến thức sâu sắc của Ngài về giáo lý Phật giáo, đặc biệt là truyền thống Nalanda vĩ đại của Ấn Độ đã lan truyền đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ 7.
“Phật giáo Tây Tạng là truyền thống Nalanda thuần túy; nói chung, được chia thành bốn trường phái chính: Nyingma, Sakya, Kagyu và Gelug. Có thể có sự khác biệt nhỏ trong các nghi lễ và truyền thừa Giáo lý. Tuy nhiên, bản chất cội nguồn của tất cả các trường phái vốn dĩ là một và giống nhau”, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.
“Do niềm đam mê quá độ vào các nghi lễ và trường phái của chính mình nên đôi khi chúng ta có xu hướng quên đi bản chất chung về sự thực hành của chúng ta. Kết quả là, chúng ta thấy có sự khác biệt rất lớn trong sự thực hành của chúng ta. Do đó, nếu tất cả chúng ta đều tập trung vào truyền thống Nalanda - đó là cội gốc của Phật giáo Tây Tạng - thì mục tiêu chung của chúng ta sẽ được thống nhất hơn”, Ngài nói.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi các tín đồ Đài Loan nên nghiên cứu sâu sắc thêm sự hiểu biết của họ về nguồn gốc của Phật giáo chứ không phải chỉ bám víu vào các chi nhánh của sự thực hành Phật giáo. “Tất cả chúng ta đều là những tín đồ của Ngài Long Thọ. Chúng ta đều có chung một ý nghĩa đó. Ngay cả trong các trường phái khác nhau của Phật giáo Tây Tạng, mặc dù có thể có một số khác biệt nhỏ trong các chi nhánh, nhưng nền tảng cơ bản là như nhau. Vì vậy, chúng ta nên đặt trọng tâm nhiều hơn vào những điểm chủ yếu để đạt được một mức độ sâu sắc hơn và thuần túy hơn của sự hiểu biết.
Some of the over 800 people from Taiwan attending His Holiness the Dalai Lama's teachings at the Main Tibetan Temple in Dharamsala, India on October 6, 2014. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL |
“Chúng ta sẽ bắt đầu với Giáo Lý về Luận Trung Đạo. Trung Đạo Luận đã có sẵn trong ngôn ngữ Trung Quốc ngay cả trước khi Phật giáo phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng. Đó là một Bản Kinh đã được truyền từ nhiều thế hệ ở Trung Quốc. Người Trung Quốc là những người môn đệ trưởng tử và người Tây Tạng là các học trò hậu bối của Ngài Long Thọ. Nhưng nhờ vào hoàn cảnh - hôm nay - các học trò hậu bối được trở nên đáng tin cậy hơn và được trang bị tốt hơn các môn đệ trưởng tử”, Ngài nói.
Nói về bản chất chung của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới; Ngài nói rằng, do đó, tất cả các tôn giáo lớn đều đề cập về lòng từ bi, sự khoan dung, và tinh thần tự kỷ luật .. “Tuy nhiên, hầu hết các tôn giáo đều kiểm soát một sự tuân thủ nghiêm ngặt đối với đức tin của họ. Trong trường hợp Giáo Pháp của Đức Phật, nó cho phép chúng ta hình thành ý kiến riêng của mình dựa trên lý trí và sự logic”. Ngày thứ hai trong đợt thuyết Pháp bốn ngày sẽ tiếp tục vào ngày 7 tháng 10 năm 2014 tại Chánh Điện chính của Chùa ở Dharamshala. Sự truyền hình trực tiếp và được dịch sang các thứ tiếng Anh, Trung Quốc, Việt Nam và Nga sẽ được phát trực tiếp trên: http://www.dalailama.com/liveweb