Thekchen Chöling, Dharamsala, Ấn Độ - Giáo sư Yuan Tseh Lee đã khai mạc ngày thảo luận thứ ba giữa các nhà khoa học Trung Quốc đến từ Đài Loan và Hoa Kỳ với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bằng cách thể hiện sự đánh giá cao của những người thuyết trình đối với cơ hội này. Sau đó, ông đã nói rộng ra về đề tài “Những thách thức và cơ hội đối với một hành tinh bền vững”. Sau khi thu hút sự chú ý đến nguồn năng lượng to lớn mà mặt trời đại diện cho trái đất, ông đã trình bày một bức ảnh hành tinh của chúng ta được chụp từ vũ trụ. Ông báo cáo về sự quan sát của một nhà triết học rằng khi nhìn về thế giới như thế, không có ranh giới, sẽ truyền cảm hứng cho mọi người cùng làm việc với nhau để bảo vệ nó - điều đó đã xảy ra chưa, ông hỏi.
Giáo sư Lee nêu ra về sự xuất hiện của con người hai triệu năm trước và bắt đầu tham gia vào nông nghiệp cách đây 10.000 năm. Điều này dẫn đến các khu định cư và xây dựng các công trình lớn hơn để sinh sống. Ngài hỏi về sự di cư của con người ra khỏi Châu Phi. Giáo sư Lee nói rằng điều này đã diễn ra cách đây 50.000 năm.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã mang lại sự thay đổi đáng kể. Cho đến lúc đó, hầu hết năng lượng đều bắt nguồn từ mặt trời, nhưng đối với cuộc cách mạng công nghiệp, người ta bắt đầu đào than, cho phép họ sản xuất thép, xi măng và vân vân. Ngay sau đó phần lớn năng lượng được lấy từ các nguồn năng lượng không thể phát triển - chẳng hạn như than đá, dầu và khí thiên nhiên. Sự tiêu thụ năng lượng tăng lên rất nhiều và dân số cũng tăng lên. Vào đầu thế kỷ 20 dân số toàn cầu là 1,5 tỷ, cuối cùng là 6 tỷ và bây giờ là hơn 7 tỷ.
Khi dân số tăng lên, sự ô nhiễm cũng tăng lên như thế, ngày nay, sự ô nhiễm lấp đầy không khí của các thành phố của chúng ta. Sự đốt cháy nhiên liệu cho năng lượng đã làm tăng phát thải khí nhà kính. Kết quả là trong khi năng lượng từ mặt trời tiếp tục đi vào bầu khí quyển, thì nhiệt lượng thường được thoát ra không còn có thể thoát ra như vậy được nữa.
Giáo sư Lee đã báo cáo rằng khi sự nóng lên của toàn cầu tăng lên, nó càng làm tăng thêm thời tiết khắc nghiệt. Năm nay, năm 2018, đã phá vỡ tất cả các kỷ lục về nhiệt độ, bão táp tàn phá và cháy rừng. Ông nhận xét rằng, trừ khi chúng ta thực hiện hành động khắc phục, nếu không, sẽ sớm gặp nhiều khó khăn để sống trên trái đất này. Năm 2015 tại Paris, Liên Hiệp Quốc đã đặt mục tiêu cho sự phát triển bền vững:
1. nhằm mục đích giới hạn nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên đến 2°C hoặc tốt hơn 1.5°C.
2. dành 100 tỷ đô la để giúp các nước đang phát triển cho đến trước năm 2020
3. đáp ứng các cam kết giảm phát thải các-bon vào trước năm 2020
Giáo sư đã nhận thấy rằng, ngay cả sau khi thảm họa khủng khiếp xảy ra, mọi người xem chúng như những sự kiện quái dị, thay vì xem chúng là một điều gì đó có khả năng sẽ xảy ra lần nữa. Ông đã đề cập đến một cuốn sách được viết bởi một nhà khoa học Nhật Bản vào năm 2000 đã tiên đoán rằng nhân loại hiện tại sẽ biến mất trong vòng 80 năm. Người ta đã từ chối việc xem những sự tiên đoán của ông ta một cách nghiêm túc.
Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã khuyến cáo rằng, những sự thay đổi lớn cần phải được thực hiện. Sự biến đổi khí hậu cần phải được công nhận là một vấn đề toàn cầu, đòi hỏi một giải pháp toàn cầu, với mục tiêu phát thải các-bon bằng không (bằng zero) vào năm 2050. Về mặt xã hội, cần phải có một sự chuyển hướng từ sự phát triển thái quá. Giáo sư Lee nhớ lại rằng, tại Hội nghị thượng đỉnh Rio vào năm 1992, Thủ tướng Na Uy đã cho rằng, sự phát triển bền vững là những gì thỏa mãn thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tiếp theo. Về mặt công nghệ, cần phải có một sự thay đổi hoàn toàn từ nguồn năng lượng không thể phát triển sang các phương tiện thay thế rẻ hơn để tạo ra năng lượng.
Giáo sư đã liệt kê năm con đường dẫn đến sự bền vững toàn cầu:
a) các phản ứng toàn cầu đối với các vấn đề toàn cầu
b) trở lại với thiên nhiên, trở lại với ánh sáng mặt trời
c) sống tốt hơn đối với người nghèo
d) kiểm soát bùng nổ dân số
e) cải thiện bình đẳng trên toàn thế giới - ít ra, có nghĩa là thu hẹp khoảng cách giữa giàu và nghèo.
Ngài đáp lại, “Kinh khủng! sự nóng lên toàn cầu thực sự nghiêm trọng và đang ngày càng gây ra nhiều thiên tai. Vì mọi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau, chúng ta phải đánh giá lại lối sống của mình, và cần phải áp dụng các nguồn năng lượng thay thế. Các đoàn thể lớn và các quốc gia lớn phải có trách nhiệm. Việc Mỹ rút khỏi hiệp ước Paris là điều rất buồn. Trong những trường hợp này, các nhà khoa học cần phải nói lên những sự nguy hiểm mà chúng ta phải đối mặt và cảnh báo cho công chúng. Tôi đồng ý rằng khoảng cách giữa giàu và nghèo cũng rất nghiêm trọng, và chúng ta phải thực hiện các bước để thu hẹp khoảng cách này bằng cách giúp đỡ người nghèo.
“Trong hai ngày qua, các cuộc thảo luận của chúng ta đã tập trung vào các hiện tượng bên ngoài, nhưng thay đổi thực sự trên thế giới sẽ chỉ xảy ra từ sự thay đổi của trái tim. Ái trọng tự thân là thái độ có hại; thay vào đó, chúng ta phải suy nghĩ theo bối cảnh của toàn cầu. Chúng ta có thể thay đổi cách suy nghĩ của mọi người thông qua cách giáo dục; và các nhà khoa học có thể đóng góp vào điều này bằng cách cung cấp những thông tin chi tiết. Cuối cùng, chúng ta phải thay đổi thái độ, không phải bằng luật pháp mà bằng sự giáo dục, bởi vì những vấn đề vừa được mô tả có liên quan đến toàn thế giới.
“Tại một cuộc họp của những người đoạt giải Nobel Hòa bình vài năm trước, chúng tôi đã thảo luận về việc loại bỏ vũ khí hạt nhân; và tôi đề nghị rằng chúng ta cần phải thiết lập thời gian biểu và giữ các quốc gia liên quan với nó. Đại diện của “Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu” đã hiện diện sau đó. Cần có một cuộc họp như vậy để tập trung vào sự biến đổi khí hậu và các bước thực hành phải được thực hiện để làm giảm bớt nó.”
Sau một thời gian ngắn giải lao để uống trà, Tiến sĩ Thupten Jinpa đã lên điều hành. Trước khi mở cuộc thảo luận trên sàn, ông đã có cơ hội giới thiệu hai vị khách mời - Susan Bauer-Wu - Chủ tịch “Viện Tâm thức và Đời sống” ở Mỹ; và Amy Varela - Chủ tịch “Viện Tâm thức và Đời sống” ở châu Âu; ông khen ngợi họ về những công việc tốt mà họ đã làm.
Giáo sư Maw-Kuen Wu đã thỉnh cầu Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rõ về sự phát triển của vạn vật như thế nào từ không gian.
Ngài trả lời, “Khi chúng ta nói về không gian trống rỗng, chúng ta cần phải có cái nhìn rõ ràng về bối cảnh. Ví dụ, có rất nhiều không gian trong phòng này. Cũng có nhiều hạt phân tử ở đây. Ở mức nguyên tử, mỗi nguyên tử đều chiếm không gian. Khoảng không gian trống đáp ứng vai trò của nó như thế nào đó là điều khá phức tạp. Các hạt phân tử có không gian di chuyển xung quanh và chúng thậm chí có thể va vào nhau. Trong các bài thuyết trình vật lý lượng tử mà chúng ta đã được nghe, chúng ta đã tập trung vào thế giới vật chất. Bây giờ chúng ta cũng phải tập trung vào thế giới nội tâm, cần chú ý nhiều hơn đến ý thức tinh thần.
“Nhiều chuyên gia về não vẫn không chấp nhận ý tưởng rằng tâm thức không chỉ có một chức năng của não bộ. Tuy nhiên, tôi biết những thiền nhân có thể duy trì sự tập trung chú tâm trong một giờ đồng hồ hoặc lâu hơn thế nữa. Một người Mỹ mà tôi quen biết có thể duy trì sự tập trung của mình trong tối đa ba tiếng đồng hồ và trong thời gian đó những kinh nghiệm sâu sắc hơn đã nảy sinh. Tôi đã đề cập đến Richie Davidson - người đang xem xét nghiên cứu về ý thức vi tế biểu hiện sau khi chết.
“Còn có những người nhớ lại được kiếp sống quá khứ của mình. Gần đây tôi đã nghe nói về một đứa trẻ nhớ lại việc đã chết trong vụ tấn công ngày 11 tháng 9. Khi tôi còn trẻ, mẹ tôi nói với tôi rằng tôi có những ký ức rõ ràng về cuộc sống quá khứ của mình. Tuy nhiên, có vẻ như những ký ức như vậy vẫn còn tồn tại trong khi bộ não mới vẫn còn tươi mới; nhưng nó sẽ bị nhạt dần về sau này. Có một cậu bé sinh ra ở Tây Tạng, người cuối cùng đã được công nhận là hóa thân của Geshe Thupten Tsering của Tu viện Ganden. Cậu ta nói với cha mẹ rằng cậu ta cần trở lại Ganden, nhưng khi họ đến tu viện đó ở Tây Tạng thì cậu ta nói, "Không, là Tu viện ở Ấn Độ cơ!” Họ thực hiện cuộc hành trình đi Ấn độ; và khi họ đến nơi thì cậu bé có thể chỉ ra ngôi nhà nơi Geshe đã từng sống. Khi họ bước vào bên trong, cậu bé chỉ vào một ngăn kéo và nói rằng: “cặp kính của con ở trong đó”; và thật sự đôi kính đang ở đó.
“Bây giờ cậu ấy đã là một thanh niên; và khi tôi gặp cậu ấy lúc gần đây, tôi hỏi liệu cậu có còn ký ức về quá khứ của mình hay không, và cậu ta trả lời là “Không”. Tôi nói, “Ah, vậy bây giờ có người khác nữa cũng giống như tôi. Những bạn bè khác cũng đã nói với tôi rằng, ký ức về kiếp quá khứ thỉnh thoảng cũng xuất hiện vào lúc họ thiền định sâu sắc về bản chất của tâm thức.”
Tiến sĩ Yueh-Nan Chen đã hỏi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng sự hiểu biết của Ngài về vật lý lượng tử có giúp ích cho sự thiền định của Ngài hay không. Tiến sĩ cũng muốn biết liệu cuộc đối thoại này có đáp ứng được kỳ vọng của Ngài và những gì mà Ngài mong đợi trong tương lai hay không.
Ngài trả lời cho ông ta rằng: “Sự thực hành hàng ngày của tôi là thiền định về tánh Không và lòng vị tha. Je Tsongkhapa đã nói về việc phát triển thiền định về tánh Không. Ngài nói, sự xuất hiện là những điều kiện duyên khởi không thể nhầm lẫn được; trong khi tánh Không thì không chắc chắn.
Bao lâu mà hai sự hiểu biết này còn được xem là riêng biệt, thì bạn vẫn chưa nhận ra được ý định của Đức Phật. Khi hai sự chứng ngộ này đồng thời xảy ra, từ một cảnh tượng của điều kiện duyên khởi không thể nhầm lẫn, phát sinh đến một số kiến thức nào đó sẽ phá hủy hoàn toàn mọi phương thức bám chấp tinh thần. Vào thời điểm đó, sự phân tích về quan điểm sâu sắc đã được hoàn hảo.
“Sau khi đã kinh nghiệm như vậy rồi thì không còn cơ sở nào để phản đối nữa cả. Sự xuất hiện ở thế gian đã phục vụ để nhắc nhở bạn rằng mọi thứ đều là Không. Điều này làm suy yếu cơ sở để bám chấp vào sự tồn tại cố hữu và những phóng tưởng sai lầm. Tư duy lượng tử thực sự có thể giúp ích đối với điều này.
“Một cách để đánh bại thái độ ái trọng tự thân là theo đuổi tánh Không mà bạn có thể dựa trên sự hiểu biết của mình về vật lý lượng tử, nhưng khi bạn tham gia với khát vọng vị tha dựa trên sự hoán đổi hoàn cảnh của bản thân với người khác, nó sẽ trở thành một sự kết hợp mạnh mẽ.
“Về cuộc hội nghị của chúng ta thì thật là tốt. Những gì đã được thảo luận trước đó và những gì được nghiên cứu vào sáng nay về sự nóng lên toàn cầu là rất quan trọng. Điều quan trọng là phải nên nhớ rằng không có gì tồn tại như nó xuất hiện; và nên rèn luyện tâm trí của chính mình. Tôi rất thích các cuộc thảo luận của chúng ta!”
Giáo sư Yuan Tseh Lee hỏi liệu tiềm năng cuối cùng của nhân loại có liên quan đến Ngài hay không; và Ngài đã trả lời rằng, có vô số hệ thống cõi giới khác, và đến đó, có vô số chúng sinh khác. Tuy nhiên, Ngài nói, chúng ta sẽ có khả năng tốt hơn để đối phó với các vấn đề chúng ta phải đối mặt nếu chúng ta trau dồi ý thức về tính đồng nhất của nhân loại, xem những người khác như các anh chị em của chúng ta.
Mô tả về ba ngày qua thật tuyệt vời, Giáo sư Yuan Tseh Lee đã tuyên bố rằng họ đã học được rất nhiều điều. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp: “Tôi hy vọng đây mới chỉ là bước khởi đầu. Tôi mong rằng các cuộc hội nghị như vậy có thể được lặp lại.” Ngài tặng cho mỗi thuyết trình viên một chiếc kata - chiếc khăn lụa màu trắng - và mời họ với các bạn đồng hành cùng dùng cơm trưa với Ngài.