Yokohama, Nhật Bản - Ngay sau khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia cùng các hội nghị viên khác trên khán đài tại Hội trường Quốc hội sáng nay, bà Youko Yamaguchi đã chào mừng những người tham dự và 5000 khán giả đông đảo khi bà giới thiệu sự kiện này. Bà đã thỉnh Ngài phát biểu lời khai mạc.
“Tôi đã tham gia vào các cuộc thảo luận với các nhà khoa học Mỹ, châu Âu và Ấn Độ như Richie Davidson và Wolf Singer trong nhiều năm qua. Khoa học Ấn Độ cổ đại -như đã được thể hiện trong truyền thống Nalanda - đã ủng hộ cho sự nghiên cứu suy luận đặc biệt liên quan đến tâm thức và cảm xúc. Trong suốt hơn 30 năm qua, những người ủng hộ khoa học hiện đại và khoa học Phật giáo đã đạt được những lợi ích chung. Đã học được rất nhiều về thế giới vật chất, các học giả Phật giáo và hành giả thiền môn đã làm quen với các nhà khoa học hiện đại với những phẩm chất của tâm thức. Viện Tâm thức & Đời sống ra đời từ những tương tác này đã tiếp tục tổ chức các cuộc hội nghị và hội thảo.
“Các cuộc đối thoại như thế này có hai mục đích. Tâm trí tuyệt vời của các nhà khoa học chủ yếu tập trung vào thế giới vật chất. Nhưng con người không chỉ là những sinh vật. Chúng ta cũng có cảm xúc và ý thức. Vì vậy, sẽ rất thích hợp khi các nhà khoa học tìm hiểu về thế giới bên trong của tâm thức và cảm xúc.
“Thứ hai, thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng tình cảm như đã được phản ánh trong sự bạo lực vẫn đang diễn ra. Trong thế kỷ 20 đã có hai cuộc chiến tranh thế giới, Nhật Bản đã bị tấn công hai lần với vũ khí hạt nhân và 200 triệu người đã mất mạng do bạo lực. Nếu điều này đã đưa đến một thế giới tốt hơn, thì nó có thể đã được biện minh, nhưng bạo lực có nghĩa là đau khổ. Vì vẫn còn có những người tin rằng vấn đề rắc rối có thể được giải quyết hiệu quả nhất bằng cách sử dụng vũ lực, cho nên sẽ có nguy cơ lặp lại các sai lầm của thế kỷ 20. Do đó, chúng ta phải nỗ lực để biến thế kỷ 21 này thành một kỷ nguyên hòa bình.
“Chúng ta cần giáo dục để mọi người biết được rằng việc sử dụng bạo lực đã bị lỗi thời như thế nào. Hòa bình trên thế giới sẽ không thể đạt được trừ khi mọi người phát triển hòa bình bên trong nội tâm. Mục tiêu của một thế giới phi quân sự sẽ không đạt được cho đến khi các cá nhân bắt đầu thực hiện sự giải trừ vũ khí nội tâm. Ngày nay, có bằng chứng cho thấy rằng, sự tức giận và thù địch liên tục là rất xấu cho sức khỏe của chúng ta. Các nhà khoa học, có ảnh hưởng rộng rãi, có vai trò trong sự giáo dục phổ biến.
“Trước đây, các cuộc gặp gỡ của chúng tôi đã diễn ra chủ yếu ở các nước có nền văn hóa phần lớn là người Do Thái-Kitô giáo. Bây giờ tôi rất vui vì khoa học hiện đại và khoa học Phật giáo sẽ gặp nhau ở Nhật Bản - một quốc gia Phật giáo truyền thống. Về vũ trụ học, văn học Phật giáo đã mô tả sự xuất hiện (sinh), duy trì (trụ) và hủy diệt (diệt) của vũ trụ có thể chứa lý thuyết Big Bang. Yoga và tài liệu lưu trữ của nó về hệ thống thần kinh đã có sự đóng góp để tạo ra ngành thần kinh học. Các nhà khoa học đã kể cho tôi về sự tương ứng mà họ đã tìm thấy giữa suy nghĩ và phát hiện của Ngài Long Thọ trong vật lý lượng tử. Trong khi đó, tâm lý Ấn Độ cổ đại, với cái mà tôi gọi là bản đồ cảm xúc, thì rất giàu có kiến thức về sự thấu hiểu cảm xúc tiêu cực và bồi dưỡng những cảm xúc tích cực như sự tha thứ và lòng từ ái.”
Nhà thần kinh học người Nhật Bản - Tiến sĩ Iriki Atsushi - đã mở đầu bài thuyết trình của ông với tuyên bố rằng ông muốn biết con người là gì; và mối quan hệ của nó với phần còn lại của thế giới. Ông phân biệt giữa thực vật và động vật bằng cách chỉ ra rằng động vật thì có hệ thống thần kinh được sử dụng để xử lý thông tin. Ông quan sát thấy rằng các cơ quan cảm giác có khuynh hướng ở phía trước, hướng tới đỉnh đầu - nơi não bộ.
Ông thảo luận về việc nghiên cứu về khỉ trong phòng thí nghiệm của mình. Chúng, cũng giống như con người, có thể được huấn luyện để sử dụng các công cụ với kết quả chứng tỏ khả năng thích nghi của bộ não. Nó xử lý các công cụ như một phần mở rộng của bàn tay, như ống nhòm và vv là phần mở rộng của mắt. Ít nhất là trong hai tuần đào tạo trong việc sử dụng các công cụ có thể được hiển thị để dẫn đến những thay đổi trong bộ não của con khỉ. Tiến sĩ Iriki so sánh điều này với những thay đổi diễn ra như một hệ quả của sự tiến hóa, bởi vì chúng diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn nhiều, không thể kiểm tra trong phòng thí nghiệm được.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định rằng, Ngài cũng tin vào sự tiến hóa, nhưng điều mà Ngài cho là quan trọng là tìm hiểu về tâm thức và ý thức. Cho đến cuối thế kỷ 20 các nhà khoa học đã bác bỏ bất kỳ cuộc nói chuyện nào về tâm thức là bất cứ thứ gì khác - ngoài một sản phẩm của bộ não. Bây giờ có những chuyên gia như Richie Davidson - người chấp nhận rằng có cái gì khác ngoài não bộ, có thể ảnh hưởng đến não bộ.
Ngài đã giới thiệu hiện tượng của con người, hầu hết là những thiền giả thành tựu, mà cơ thể của họ vẫn còn tươi tắn trong vài ngày sau cái chết lâm sàng. Trái tim của họ ngừng đập, hệ tuần hoàn chấm dứt, não bộ của họ đã chết, nhưng cơ thể họ vẫn còn duy trì được sự thăng bằng và tươi tắn. Các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải thích nào cho sự xuất hiện có thể quan sát được này, nhưng một dự án đã được thiết lập để nghiên cứu nó. Khoa học Phật giáo giải thích rằng đó là kết quả của sự hiện diện còn lại của ý thức tinh tế nhất. Một khi mà nó rời khỏi cơ thể thì thể xác sẽ bị phân huỷ.
Ngài đã đề cập đến các mức độ nhận thức khác nhau có thể được xác định. Ngài chỉ ra rằng, khi người nào đó cam kết rèn luyện về sự chú tâm, họ sẽ làm như vậy về mức độ ý thức tinh thần, bỏ qua phần ý thức giác quan. Ngài lặp lại niềm tin của mình đối với sự tiến hóa, bắt đầu với không gian trống rỗng trong đó thuỷ, địa, hoả, phong sẽ xuất hiện cho đến khi có những điều kiện để hỗ trợ ý thức.
Tiến sĩ Chong-Sun Chu - một nhà vật lý lượng tử đến từ Đài Loan - đã nói với ban hội thẩm rằng, ông muốn biết vũ trụ hoạt động như thế nào. Điều mà ông ta đã học được là, thế giới thì thật đẹp và điều đó là dễ hiểu. Ông quan sát thấy rằng, điều đáng chú ý là các định luật vật lý xuất hiện để giữ đúng sự thật mặc dù có sự thay đổi lớn về quy mô. Tuy nhiên, ở cấp độ hạ nguyên tử, thế giới cư xử một cách khác nhau như đã được mô tả bằng vật lý lượng tử. Nó là một thế giới của sóng và hạt. Ông đã đề cập đến nguyên lý bất định, sự vướng víu, mà ông đã minh họa bằng một ví dụ về mối quan hệ giữa bánh tròn và bánh vuông, lý thuyết dây và hình học lượng tử.
Được gợi ý bởi một bức ảnh của trái đất và mặt trăng của nó và bình luận rằng không có gì tồn tại như nó xuất hiện, Ngài thách thức Tiến sĩ Chu đồng ý rằng chúng ta biết rằng mặt trăng bao gồm các hạt nguyên tử, nhưng một khi chúng ta nghiên cứu chúng, chúng ta phải hỏi: “Mặt trăng ở đâu?”
Nhà tâm lý học Yoshiko Sakiko của Đại học Kyoto giới thiệu một nhà nghiên cứu trẻ tuổi - Fujino - người đã từng được diện kiến Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma; và sau một khóa thiền định vipassana (thiền quán) đã được truyền cảm hứng để nghiên cứu về thiền và não bộ. Cô ta đang nghiên cứu về việc liệu sự khác biệt có thể được xác định trong bộ não của những người thực hiện hai hình thức thiền khác nhau hay không. Đó là “thiền chỉ” (shamatha), được mô tả là thiền tập trung chú ý và thường liên quan đến sự phát triển của sự tập trung định tâm; và “thiền quán” (vipassana), được mô tả là thiền quán sát. Thiền tập trung chú ý được thực hiện bằng cách tập trung vào hơi thở, trong khi thiền quán sát liên quan đến việc tỉnh giác nhận biết sự tồn tại của hiện thực như nó là.
Những bộ não của 17 thiền giả tham gia vào cuộc điều tra đã được chụp MRI sau các giai đoạn thiền định. Những striatum của họ (một phần của hạch bạch huyết cơ bản của não, bao gồm các hạt nhân caudate và lentiform) - đã được phân tích cho thấy sự chú ý chọn lọc đã tăng lên ở những người thực hành “thiền chỉ” (thiền tập trung) và giảm sự chú ý chọn lọc ở những người thực hành “thiền quán” (thiền phân tích). Sự nghiên cứu sâu hơn đang được thực hiện liên quan đến trí nhớ và sự trải nghiệm lại của cảm xúc.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma làm rõ rằng, Ngài thích so sánh vị trí hoặc thiền định tập trung và thiền định phân tích. Một phần của thực hành thiền định phân tích liên quan đến việc rèn luyện những cảm xúc tích cực như lòng từ bi sẽ liên quan đến việc học hỏi về lòng từ bi là gì và cách phát triển nó trước khi đi vào thiền định. Khi kinh nghiệm của người đầu tiên được kiểm tra bởi một người thứ ba nó thì rất quan trọng; Ngài đề nghị rằng họ không bị thiên vị.
Về việc liệu có thể trở thành cả hai - vừa là một thiền giả và cũng là một nhà khoa học, thì Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma xác nhận rằng, theo như Ngài quan tâm, thì Ngài Long Thọ là một ví dụ điển hình của một người bao gồm cả hai. Ngài nhận xét rằng, có những người Tây Tạng tuyên bố rằng logic chủ yếu là một công cụ để đánh bại những người khác. Ngài nói đây là một sai lầm. Bạn cần sử dụng logic trong sự phân tích của riêng bạn. Vô minh sẽ được đoạn trừ bằng cách sử dụng lý luận và trí tuệ, không phải chỉ qua một mình sự cầu nguyện hoặc tập trung chú tâm. Điều này có liên quan, bởi vì tất cả những cảm xúc tiêu cực đều nảy sinh từ sự thiếu hiểu biết.
Trả lời câu hỏi từ phía khán giả, Ngài khuyên rằng, một cách để làm quen với tâm thức cơ bản của ánh quang minh là học cách để nhận ra khi bạn đang mơ. Nếu bạn có thể tu luyện thiền định trong trạng thái mộng, thì khi ý thức giác quan không hoạt động, bạn có thể tiếp cận được mức độ tinh tế hơn của ý thức.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc lại sự cần thiết phải tăng cường giáo dục hiện đại với sự hướng dẫn về các giá trị bên trong và tâm thức. Ngài đề nghị rằng, cũng giống như học sinh được dạy dỗ về tầm quan trọng của vệ sinh cơ thể đối với sức khỏe, các cháu cũng nên được hướng dẫn cách phát triển vệ sinh cảm xúc, học cách xử lý những cảm xúc tiêu cực khi chúng nảy sinh. Ngài tiếp tục khuyến khích việc sử dụng trí thông minh của con người để tăng cường phẩm chất cơ bản của nhân loại như lòng từ ái. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công nhận sự hợp nhất của nhân loại.
Cuộc thảo luận đã đến phần kết thúc và lời cảm ơn đã được tỏ bày. Nhưng trước khi rời khỏi khán đài, Ngài nhắc nhở khán giả về câu ngạn ngữ của Đức Phật rằng, bạn chính là người thầy của chính mình. “Trong việc chuyển hoá tâm thức và cảm xúc, cần phải kiên định và lạc quan. Các bậc thầy vĩ đại của quá khứ đã sử dụng những cơ hội mà họ có. Họ tìm thấy được hạnh phúc. Chúng ta cũng có cơ hội để làm điều đó. Người Nhật là những người chăm chỉ, nhưng đừng đặt tất cả năng lượng của bạn vào công việc. Hãy suy nghĩ về tất cả những gì bạn đã nghe được trong vài ngày qua. Việc chuyển hoá cần phải có thời gian, nhưng nếu bạn trân trọng giữ gìn nó, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.”
Một lần nữa, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫy tay chào và cúi chào khán giả, sau đó Ngài đứng một vài phút tay chắp lại như thể cầu nguyện cho hạnh phúc của họ trước khi rời khỏi khán đài. Ngày mai, Ngài sẽ nói chuyện với một nhóm thanh niên Nhật Bản về chủ đề "Một - Chúng ta là một gia đình" ở Hibiya, Tokyo.