Tôi muốn nói về sự liên quan của tôn giáo trong thời hiện đại. Theo tự nhiên, mọi người có cảm giác tự ngã và kinh nghiệm hiện tượng có thể biết được với cảm thọ vui, khổ, hay trung tính. Đây là những sự kiện, không cần phải kiểm tra tại sao. Con vật cũng có những cảm xúc này. Theo tự nhiên, tất cả chúng ta đều thích hạnh phúc và không thích khổ đau và bất hạnh. Không cần phải chứng minh điều này nữa. Trên căn bản, chúng ta có thể nói về quyền của mỗi người để có cuộc sống hạnh phúc và vượt qua khổ đau.
Có hai phạm trù của khổ đau và vui sướng. Một cái liên kết với kinh nghiệm cảm giác vật lý và một cái với tinh thần. Mức độ cảm giác phổ thông với tất cả các loài vật có vú và có năm giác quan. Ở mức độ tinh thần, chỉ một vài loài có. Nhưng, vì con người có trí thông minh tinh vi, họ có trí nhớ lâu cũng có suy nghĩ về tương lai. Đều này hơn hẳn loài vật. Do đó, con người có niềm vui tinh thần và sự hài lòng hay đau đớn-hy vọng, mong đợi, sợ hãi. Vì thế những hạnh phúc và bất hạnh về vật lý và tinh thần riêng biệt với nhau. Chúng ta có thể kinh nghiệm được sự đau đớn thể chất, nhưng sự hạnh phúc tinh thần, và ở những thời điểm khác nhau, mức độ thể chất của chúng ta thì OK, nhưng mức độ tinh thần thì đầy ấp lo âu và không hài lòng.
Mức độ thể chất liên quan đến những điều kiện vật chất-thực phẩm, trang phục, nhà ở, sắc đẹp, âm thanh, mùi, vị, thân thể, và những vật dụng. Một số người rất giàu. Họ có danh tiếng, giáo dục, sự tôn trọng, nhiều bạn bè. Nhưng vẫn có những con người bất hạnh. Điều này là vì những cơ sở vật chất không mang lại sự hài lòng và thoải mái tinh thần. Một người có nhiều căng thẳng, lo lắng, sự cạnh tranh, ganh tỵ, căm thù, chấp thủ-những thứ này làm cho tâm không hạnh phúc. Do đó, có những giới hạn về phúc lợi thể chất và vật chất. Nếu chúng ta bỏ lơ nội tâm, cuôc sống có lẽ không hạnh phúc. Xã hội giàu có sự thỏa mái vật chất, nhưng họ không thể đảm bảo rằng người ta có tâm hạnh phúc, an lạc, thỏa mãn. Vì thế, chúng ta cần một cơ chế để mang lại sự an lạc cho tâm thức.
Nói chung, tôn giáo là một công cụ để mang lại an lạc và thỏa mãn tinh thần, tinh thần thỏa mái với niềm tin chắc chắn. Nhiều người đồng ý rằng cần có một cách thế tục để đem lại an lạc cho tâm dựa trên niềm tin, nên có hai phạm trù tôn giáo-niềm tin không có triết học và niềm tin có triết học.
Trong thời xưa, người ta dùng niềm tin để mang lại hy vọng và an ủi khi họ đối mặt với những tình huống tuyệt vọng-những vấn đề vượt ngoài tầm kiểm soát và bất lực. Trong những tình huống đó, niềm tin cung cấp hy vọng. Ví dụ, có những loài thú đáng sợ vào ban đêm, những sự sợ hãi hơn trong bóng tối. Khi có ánh sáng họ cảm thấy an toàn hơn. Nguồn sáng từ mặt trời, vì thế mặt trời là cái gì đó thiêng liêng và một số người thờ mặt trời. Lửa cung cấp sự ấm áp khi chúng ta lạnh và một vài người xem lửa như một điều gì đó tốt đẹp. Đôi khi lửa được tạo ra từ sét, nó huyền bí, do đó cả lửa và sét đều thiêng liêng. Đây là những tín ngưỡng nguyên thủy không có triết học.
Một phạm trù khác có thể bao gồm xã hội Ai Cập cổ đại. Tôi không biết về điều đó. Nền văn minh Ai Cập trở lại từ sáu đến bảy nghìn năm và có niềm tin. Khi tôi đến một trường đại học ở Cairo, tôi bày tỏ sự thích thú rằng nếu tôi có nhiều thời gian hơn, tôi muốn nghiên cứu và học nhiều hơn về nền văn minh Ai Cập cổ đại, nhưng không may là tôi không có thời gian. Nhưng trong tình huống nào đi nữa, một phạm trù khác về tôn giáo bao gồm nền văn minh ở thung lũng Indus ở Ấn Độ và nền văn minh Trung Quốc. Họ có những tôn giáo với hệ tư tưởng phức tạp. Có thể đã có nhiều hơn ở nền văn minh thung lũng Indus hơn là ở những nơi khác. Ở Ấn Độ ba hoặc bốn ngàn năm trước, đã có tín ngưỡng với một nền triết học nhất định. Như vậy, một phạm trù khác của tôn giáo là tín ngưỡng có những khái niệm triết học nhất định.
Ở phạm trù thứ hai, có những câu hỏi phổ biến. Một người bạn Do Thái đặt ra chúng một cách độc đáo: “ta” là gì? Ta đến từ đâu? Ta sẽ đi đâu? Mục đích của cuộc sống là gì? Đây là những câu hỏi chính. Câu trả lời cho những câu hỏi này được chia thành hai phạm trù: thần học và phi thần học.
Ở Ấn Độ, ba ngàn năm trước người ta đã cố gắng tìm ra câu trả lời cho “ta” là gì, cái gì là tự ngã? Theo như kinh nghiệm phổ thông, thân thể khi trẻ có bề ngoài khác và sắc sảo hơn khi già. Tâm cũng vậy, khác nhau từng giây từng phút. Nhưng chúng ta có một cảm giác tự nhiên về cái “ta” – khi “ta” trẻ, khi “ta” già. Vì thế phải có một chủ sở hữu thân và tâm. Cái chủ sở hữu này phải là một cái gì đó thường hằng và độc lập, bất biến, trong khi thân và tâm thay đổi. Vì vậy, ở Ấn Độ, ngã, linh hồn, atman – xuất hiện. Khi thân không còn nữa thì linh hồn vẫn còn đó. Đó là câu trả lời cho “ta” là gì.
Rồi thì, linh hồn đến từ đâu? Nó có sự bắt đầu hay không? Không bắt đầu khó mà chấp nhận được, và vì thế phải có bắt đầu, như sự bắt đầu của thân này. Và vì thế Chúa tạo ra linh hồn. Và khi kết thúc, chúng ta gặp Chúa hay thậm chí chúng ta trở thành Chúa. Tôn giáo ở Trung Đông – Do Thái nguyên thủy, Ki-tô, và có thể Ai Cập – tin vào đời sau. Nhưng đối với đạo Do Thái, Ki-tô, và Hồi, chân đế là Chúa, đấng sáng thế. Đó là nguồn gốc của mọi thứ. Chúa phải có năng lực vô biên, bác ái và trí tuệ vô hạn. Mỗi tôn giáo khẳng định lòng bác ái vô hạn, như Allah. Và Chúa vượt ngoài kinh nghiệm, chân lý tuyệt đối. Đó là tôn giáo thần học.
Khoảng ba ngàn năm trước, chúng ta có nền triết học Samkhya ở Ấn Độ. Trong giáo lý này, có hai trường phái: một tin vào Chúa và một nói không có Chúa. Thay vào đó trường phái sau nói về vật thể ban đầu, bổn tánh và 25 lớp của những hiện tượng có thể nhận biết. Vì thế, với họ, vật thể ban đầu là thường hằng và tạo chủ. Vì thế, trước thời Phật, đã có quan điểm phi thần học.
Sau đó, khoảng 2600 năm trước, Đức Phật và người sáng lập Ni Kiền giáo, Mahavira, đã đến. Không ai trong số họ đề cập Chúa, nhưng thay vào đó chỉ nhấn mạnh vào lý nhân quả. Vậy, một trường phái của Samkhya, và cả Ni Kiền giáo và Phật giáo đều là phi thần giáo.
Trong phi thần giáo, Phật giáo nói rằng vạn pháp đến từ nhân và duyên của nó, và vì thế, tánh của nhân quả thay đổi. Pháp không bao giờ đứng yên. Do đó, vì nền tảng của tự ngã hay “ta” là thân và tâm, rõ ràng rằng chúng thay đổi liên tục, và vì cái “ta” dựa trên chúng, nên cái “ta” phải có tánh giống vậy. Nó không bất động và thường hằng. Nếu cái nền tảng thay đổi, thì cái gì dựa vào nó phải thay đổi theo. Do đó, không có cái linh hồn thường hằng, bất biến - “anatman”, vô ngã. Đây là khái niệm Phật giáo độc nhất – vạn pháp liên quan và phụ thuộc lẫn nhau. Vì thế, trong ba vô thần giáo, mặc dù hai tôn giáo kia chấp nhận lý nhân quả, nhưng họ công nhận một cái ngã thường hằng, bất biến.
Vì thế, trong các tôn giáo có niềm tin vào triết học, có nhiều truyền thống khác nhau. Tất cả đều có hai khía cạnh – triết học và khái niệm, và tu tập. Có một điều khác biệt lớn trong cụm từ triết học và khái niệm, nhưng tu tập thì giống nhau – từ, bi, tha thứ, khoan dung, tự kỷ luật. Triết lý và khái niệm khác nhau chỉ đơn giản là phương pháp để đưa người ta đến mong muốn và niềm tin để tu tập từ, bi, tha thứ, và vân vân. Do đó, tất cả triết lý này đều có cùng mục đích – đem đến tình yêu, từ bi, và vân vân.
Điều này rõ ràng trong Phật giáo. Phật dạy pháp khác nhau, thường mâu thuẫn nhau. Một số kinh nói rằng các uẩn – thân và tâm – giống như cái chứa và tự ngã mang nó. Cái chứa và những gì mang nó không giống nhau, và vì vậy tự ngã phải tách biệt và phải tồn tại căn bản. Một kinh khác nói rằng nghiệp hay hành động tồn tại, nhưng không có người tạo tác, không có ngã tánh. Những kinh khác nói không có ngoại pháp. Chỉ duy tâm và những pháp khác là từ tâm sanh. Và tâm tồn tại; nó thực sự tồn tại. Nhưng những kinh khác nói rằng không tâm cũng không pháp thực sự tồn tại – không có gì thực sự tồn tại, như trong kinh Bát Nhã Tâm Kinh, thí dụ: “không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý”. Tất cả đều mâu thuẫn, nhưng tất cả đều có từ một nguồn. Thích Ca Mâu Ni Phật.
Không phải Đức Phật dạy những điều này vì ngài bối rối. Cũng không cố ý gây ra nhầm lẫn cho các đệ tử. Tại sao ngài dạy như thế? Đức Phật chú ý rằng pháp được dạy là tùy theo căn cơ của người học. Ngài thấy rằng tất cả đều cần thiết.
Ba ngàn năm trước có thể có khoảng mười hay một trăm triệu người. Ngày nay có hơn bảy tỉ người. Vì thế, trong số tất cả những người này, chắc chắn có những tính cách khác nhau. Chúng ta có thể thấy điều này ngay trong những đứa trẻ có cùng cha mẹ. Thậm chí song sinh, tâm và cảm xúc của chúng cũng khác nhau. Do đó, trong nhân loại, có những tính cách khác nhau, lối sống khác nhau, cách nghĩ khác nhau. Những sự khác biệt này cũng do môi trường, địa lý, và khí hậu. Ví dụ, ở Ả Rập thì nóng và khô. Ở Ấn Độ có gió mùa mưa và vì thế thời tiết khác nhau và con người có lối sống khác nhau. Có thể trong thời xưa, người ta giống nhau hơn ở mọi nơi. Nhưng bây giờ, vì những khác biệt này, thật quan trọng để có những lối tiếp cận khác nhau. Nhưng những khác biệt về triết lý và khái niệm không thực sự là vấn đề. Điều quan trọng nhất là mục tiêu và mục đích của tất cả họ, và điều này giống nhau: để trở thành người tử tế và từ bi trong cách tiếp cận của chúng ta với người khác.
Đối với một số người, khái niệm về đấng sáng tạo, Chúa, thì rất hữu ích. Một lần nọ tôi hỏi một vị thầy tu Ki-tô giáo tại sao Ki-tô giáo không tin vào kiếp trước. Ông ta nói, “vì ngay đời này được tạo bởi Chúa”. Nghĩ như vậy cho một cảm giác gần gũi với Chúa. Thân này có từ bào thai mẹ và vì thế chúng ta có một cảm giác gần gũi và thân thiết với mẹ ta. Vì vậy, với Chúa cũng vậy. Chúng ta được tạo ra từ Chúa và điều này cho ta một cảm giác gần gũi với Chúa. Càng có cảm giác gần gũi, sự tác ý làm theo lời Chúa càng mạnh, đó là từ và bi. Do đó, sự tiếp cận thần học rất mãnh liệt và hữu ích cho nhiều người hơn là cách tiếp cận phi thần học.
Tốt hơn nên giữ tôn giáo truyền thống của chính mình. Ở Mông Cổ, những nhà truyền giáo cho người ta 15 đô để cải đạo thành Ki-tô. Vì thế một số người đến với họ và cải đạo mỗi năm, hết lần này đến lần khác, chỉ để nhận 15 đô mỗi lần! Tôi khuyên những nhà truyền giáo này không nên can thiệp và để người ở đây giữ Phật tử truyền thống. Điều này tương tự khi tôi nói với người phương Tây giữ tôn giáo của chính họ.
Tốt nhất là có thêm thông tin. Điều này giúp phát triển lòng tôn trọng. Do đó, giữ truyền thống Ki-tô của bạn, nếu bạn là tín đồ Ki-tô, nhưng phải nắm được kiến thức và hiểu biết của những truyền thống khác. Về phương pháp, tất cả đều dạy thực tập giống nhau – từ, bi, và khoan dung. Vì sự thực tập đều phổ biến, nên chấp nhận một số phương pháp của Phật giáo cũng được. Nhưng đối với những pháp Phật giáo không mang tính đại chúng – đây hoàn toàn là chuyện nội bộ Phật giáo. Nó không có lợi ích cho người khác học. Một cha Ki-tô giáo hỏi tôi về pháp không và tôi nói với ông ta điều này không tốt cho ông. Nếu tôi dạy pháp hoàn toàn do duyên khởi, thì điều này gây hại cho niềm tin của ông ta vào Chúa. Vì thế những người như vậy không nên nghe về pháp không thì tốt hơn.
Nói tóm lại, vì tất cả những truyền thống chính đều có cùng lối thực tập, chỉ khác nhau về phương pháp và triết lý, nhưng với cùng mục đích, đó là nền tảng cho sự tôn trọng lẫn nhau. Vì thế, hãy giữ truyền thống của chính bạn. Nhưng, nếu có phương pháp Phật giáo nào trong bài diễn thuyết của tôi có ích cho bạn, hãy dùng nó. Nếu nó không lợi ích, thì hãy bỏ chúng đi.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Từ studybuddhism.com