Ở Tây Tạng, núi thường được xem là nơi cư trú của những vị thần thánh. Thí dụ như, Amnye Machen, một ngọn núi ở đông bắc Tây Tạng, được xem là ngôi nhà của Machen Pomra - một trong những Vị Thánh quan trọng của Amdo - quê hương tôi. Vì tất cả mọi người xứ Amdo đều xem Machen Pomra là bạn đặc biệt của họ, nhiều người đi hành hương vòng quanh chân núi.
Người Tạng thường không thích lắm về việc mở rộng các đỉnh núi bao quanh họ, có thể là điều đó là thiếu sự tôn trọng đối với những vị Thần linh đang ngự ở đó. Tuy nhiên, tôi nghĩ có một lý do thực tế hơn. Hầu hết người Tạng thà là phải leo xa hơn qua các đường đèo núi để thể hiện lòng mong ước của họ; hơn là trèo cao hơn ở những nơi mà họ bắt buộc phải thực hiện. Thỉnh thoảng cư dân Lhasa leo núi để thưởng ngoạn, họ chọn những ngọn đồi kích cỡ tương đối, và khi lên tới đỉnh, họ thường đốt trầm hương, dâng lời cầu nguyện và thư giãn với buổi cắm trại.
Các du khách theo truyền thống Tây Tạng thường đặt thêm một cục đá lên những tảng Đá hình Tháp trên đỉnh những ngọn đồi hay những ngọn đèo rồi hô thật to “Lha-gyal-lo” (Thần Chiến Thắng!). Về sau, “đá Mani” - những tảng đá được khắc các lời cầu nguyện và những kinh điển khác - được đặt thêm vào với những lá cờ cầu nguyện. Một sự thực hành xuất phát từ ý thức truyền thống này đối với môi trường là để thể hiện một mối quan tâm sâu xa để bảo vệ nó.
Chỉ có các nhà ẩn tu, động vật hoang dã - và, vào mùa hè, những người dân du mục và các đàn gia súc của họ là thực sự sống ở giữa những vùng núi cao đó; nhưng trong sự đơn giản và yên tĩnh của các ngọn núi của chúng tôi, có nhiều sự an lạc trong tâm hồn hơn ở hầu hết các thành phố trên thế giới. Vì sự thực hành trong đạo Phật là xem các hiện tượng đều không có tự tánh cố hữu của nó, cho nên sẽ rất hữu ích cho người hòa giải có thể nhìn vào khoảng không gian mênh mông, trống rỗng từ một đỉnh núi cao.
Trong các cửa hàng bán sản phẩm thiên nhiên này, bác sĩ của chúng ta tìm thấy nhiều loại thảo dược quý hiếm để họ kết hợp cùng với thuốc của mình; trong khi người du mục tìm thấy các đồng cỏ phì nhiêu cho gia súc của họ, điều này rất quan trọng đối với nền kinh tế Tây Tạng. Nhưng thậm chí còn tác động đến phạm vi rộng lớn hơn, vùng đất của núi tuyết là nguồn của nhiều con sông lớn ở Châu Á. Những trận lụt lớn gần đây trên tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Hoa có thể được cho là bị ảnh hưởng một phần do sự tàn phá rừng rộng lớn cùng với việc hủy hoại môi trường theo sau bạo lực chiếm đóng Tây Tạng của Trung Hoa.
Trong hơn 1.000 năm qua, người Tây Tạng chúng tôi đã tuân thủ các giá trị tinh thần và môi trường để duy trì sự cân bằng tinh tế của cuộc sống trên cao nguyên cao mà chúng tôi đang sống. Được truyền cảm hứng bởi thông điệp của Đức Phật về tinh thần bất bạo động cùng với tâm từ bi; và được bảo vệ bởi các ngọn núi, chúng tôi đã tìm cách tôn trọng mọi giống loài của cuộc sống, trong khi những người hàng xóm của chúng tôi vẫn cứ sống thản nhiên.
Ngày nay, khi chúng ta nói về bảo vệ môi trường, cho dù chúng ta muốn nói đến động vật hoang dã, rừng, đại dương, sông hoặc núi; thì cuối cùng quyết định hành động cũng phải đến từ trái tim. Vì vậy, điểm cốt yếu, theo tôi nghĩ, là tất cả chúng ta cùng phát triển ý thức trách nhiệm chung, không chỉ đối với hành tinh xanh xinh đẹp là nhà của chúng ta, mà còn đối với vô số chúng hữu tình mà chúng ta đang cùng chung sống.
Bài viết vào ngày 16 tháng 7 năm 1992- Tạp chí hàng tuần.