Tây Tạng không nên bị sử dụng để sản xuất vũ khí hạt nhân và phá hủy chất thải hạt nhân. Người Tây Tạng rất tôn trọng mọi loài chúng sinh. Cảm giác vốn có này được tăng cường bởi đức tin Phật giáo của chúng tôi: ngăn cấm làm hại tất cả chúng hữu tình, cho dù là con người hay súc vật. Trước khi Trung Quốc xâm lược, Tây Tạng là một khu bảo tồn hoang dã tươi đẹp, không bị ô nhiễm trong một môi trường tự nhiên độc đáo.
Đáng buồn thay, trong vài thập kỷ qua, động vật hoang dã của Tây Tạng đã bị phá hủy hoàn toàn và, ở nhiều nơi, đã gây thiệt hại không thể khắc phục được đối với rừng của đất nước này. Ảnh hưởng tổng thể đến môi trường nhạy cảm của Tây Tạng đã tàn phá - đặc biệt vì độ cao và độ ẩm của đất nước có nghĩa là quá trình phục hồi thảm thực vật sẽ mất nhiều thời gian hơn ở các vùng thấp hơn, ẩm ướt hơn. Vì lý do này, một chút gì còn lại cần phải bảo vệ và nỗ lực để đảo ngược những ảnh hưởng của sự tàn phá vô cùng bất công và hoang tàn của Trung Quốc đối với môi trường Tây Tạng.
Khi làm như vậy, ưu tiên hàng đầu là phải ngừng sản xuất vũ khí hạt nhân và, thậm chí quan trọng hơn, để ngăn chặn việc đổ chất thải hạt nhân. Rõ ràng, Trung Quốc không chỉ định vứt bỏ nó mà còn phải nhập khẩu các chất thải của các nước khác để đổi lấy tiền tệ. Sự nguy hiểm này hiện diện là hiển nhiên. Không chỉ có thế hệ hiện tại, mà còn cả thế hệ tương lai bị đe dọa. Hơn nữa, những vấn đề không thể tránh được này sẽ làm cho địa phương dễ dàng biến thành một thảm hoạ của tỷ lệ toàn cầu. Mang chất thải đến Trung Quốc, điều có thể tiếp cận với những vùng đất đông dân cư rộng lớn nhưng chỉ có công nghệ thô, có thể chỉ là giải pháp ngắn hạn cho vấn đề.
Nếu tôi thực sự bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử, nó sẽ là một trong những mặt về môi trường. Một trong những sự phát triển tích cực nhất trên thế giới gần đây là nhận thức lớn mạnh về tầm quan trọng của thiên nhiên. Không có gì thiêng liêng hay thánh thiện về điều này. Chăm sóc hành tinh của chúng ta cũng giống như chăm sóc ngôi nhà của mình. Vì con người chúng ta đến từ thiên nhiên, không có điểm nào để chống lại thiên nhiên, đó là lý do tại sao tôi nói môi trường không phải là vấn đề tôn giáo, đạo đức hay luân lý. Những thứ này là xa hoa, vì chúng ta có thể sống mà không cần chúng. Nhưng chúng ta sẽ không tồn tại nếu chúng ta tiếp tục chống lại thiên nhiên.
Chúng ta phải chấp nhận điều này. Nếu chúng ta mất cân bằng thiên nhiên, nhân loại sẽ phải chịu đựng đau khổ. Hơn nữa, là những người sống hôm nay, chúng ta phải nghĩ tới các thế hệ tương lai: một môi trường sạch sẽ là một quyền của con người như những quyền khác. Do đó, một phần trách nhiệm của ta đối với người khác là đảm bảo rằng thế giới chúng ta đang sống phải khỏe mạnh, nếu không lành mạnh hơn thì cũng bằng như khi chúng ta đến. Đây không phải là một đề xuất khó khăn như nó có thể quan trọng. Mặc dù có một giới hạn đối với những gì cá nhân có thể làm được, nhưng không có giới hạn nào đối với điều mà một sự hưởng ứng toàn cầu có thể đạt được. Điều đó tùy vào cái mà những cá nhân có thể làm được trong khả năng của mình, cho dù có thể là ít ỏi. Chỉ vì việc tắt dèn trước khi rời khỏi phòng dường như không quan trọng, nhưng nó không có nghĩa là chúng ta không nên làm điều đó.
Đây là điều mà - là một tu sĩ Phật giáo - tôi cảm thấy rằng niềm tin vào khái niệm Nghiệp rất hữu ích trong việc định hướng cuộc sống hàng ngày. Một khi bạn tin vào mối liên hệ giữa động cơ và hiệu quả của nó, bạn sẽ trở nên tỉnh táo hơn trước ảnh hưởng, mà những hành vi của bạn tác động đến bản thân và người khác.
Vì vậy, mặc dù bi kịch đang tiếp diễn ở Tây Tạng, tôi vẫn tìm thấy nhiều điều tốt đẹp trên thế giới. Tôi đặc biệt được khuyến khích rằng niềm tin vào chủ nghĩa tiêu dùng như một sự tự kết thúc - dường như mở ra một con đường đối với sự trân trọng, rằng con người chúng ta phải bảo vệ tài nguyên của trái đất. Điều này là rất cần thiết. Con người là con cái có ý thức của trái đất. Và, cho đến nay, bà mẹ chung của chúng ta đã lượng thứ cho những hành vi của con mình, bà hiện đang cho thấy rằng mình đã đạt đến sự giới hạn của lòng khoan dung.
Đây là lời cầu nguyện của tôi, rằng một ngày nào đó tôi sẽ có thể mang những thông điệp quan tâm đối với môi trường và đối với người khác - đến với người dân Trung Quốc. Vì Phật giáo thì không xa lạ với người Hoa nên tôi tin rằng tôi có thể phụng sự họ một cách thực tiễn. Người tiền nhiệm của Đức Ban Thiền Lạc Ma cuối cùng đã từng truyền Lễ Quán Đảnh Thời Luân (Kalachakra) ở Bắc Kinh. Nếu tôi làm như vậy, thì đây sẽ không phải là không có tiền lệ. Vì là một tu sĩ Phật giáo, tôi quan tâm đến tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, và thực sự, cho tất cả chúng sinh đau khổ.
Tôi tin rằng đau khổ này là do sự vô minh, và người ta gây đau đớn cho người khác qua việc theo đuổi hạnh phúc hay sự hài lòng của họ. Tuy nhiên, hạnh phúc thật sự đến từ một cảm giác bình an nội tâm và sự mãn nguyện tri túc, và điều đó phải đạt được thông qua việc huân tập lòng vị tha, yêu thương, từ bi và thông qua việc đoạn trừ sân giận, ích kỷ và tham lam.
Đối với một số người, điều này nghe có vẻ ngây thơ, nhưng tôi sẽ nhắc nhở họ rằng "dù chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, về cơ bản tất cả chúng ta đều là chúng sinh như nhau. Tất cả chúng ta đều kiếm tìm hạnh phúc và cố tránh khổ đau. Chúng ta có cùng nhu cầu cơ bản và cùng mối quan tâm. Hơn nữa, tất cả chúng ta đều muốn có tự do và quyền quyết định vận mệnh của mình như những cá nhân. Đó là bản chất con người. Những thay đổi lớn đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, từ Đông Âu đến Châu Phi, là một dấu hiệu rõ ràng về điều này.
Đồng thời, những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt hôm nay - xung đột bạo lực, phá hoại thiên nhiên, nghèo, đói, vân vân - chủ yếu là những vấn đề do con người gây ra. Chúng có thể được giải quyết - nhưng chỉ thông qua sự nỗ lực của con người, sự hiểu biết và sự phát triển của tình cảm anh chị em. Để làm được điều này, chúng ta cần phải trưởng dưỡng trách nhiệm chung lẫn nhau và cho hành tinh mà chúng ta chia sẻ, dựa trên trái tim và sự nhận thức tốt đẹp.
Bây giờ, mặc dù tôi đã khám phá ra rằng đạo Phật của chính mình rất lợi ích trong sự giúp tạo ra tình yêu thương và lòng từ bi, tôi tin rằng những phẩm chất này có thể được phát triển bởi bất cứ ai - theo hoặc không theo tôn giáo. Tôi tin xa hơn nữa rằng tất cả các tôn giáo đều theo đuổi những mục đích tương tự: tôn giáo nuôi dưỡng sự tốt lành và mang lại hạnh phúc cho tất cả con người. Mặc dù các cách thức có thể thể hiện khác nhau, nhưng điểm cuối cùng là như nhau.
Với sự tác động không ngừng của khoa học đối với cuộc sống chúng ta, tôn giáo và tâm linh có vai trò lớn hơn trong việc nhắc nhở chúng ta về tình nhân đạo. Không hề có sự mâu thuẫn giữa hai lĩnh vực này. Mỗi lĩnh vực mang đến giá trị hiểu biết cho khía cạnh kia. Cả khoa học lẫn lời dạy của Đức Phật đều cho chúng ta biết về sự hợp nhất cơ bản của vạn pháp.
Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ với độc giả của mình một lời cầu nguyện ngắn, điều đã cho tôi nguồn cảm hứng và quyết tâm vĩ đại:
“Cho đến khi nào không gian còn tồn tại,
Và đến khi nào chúng sinh vẫn hiện còn,
Tôi nguyện ở lại cho đến thời điểm ấy,
Để tận trừ những đau khổ của thế gian”.
Trích từ chương “Trách nhiệm Chung và Trái tim Tốt Lành” trong “Tự do Lưu vong: Sách Tự truyện của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng, NXB Hodder và Stoughton. Vương quốc Anh 1990. (trang 280-299).