Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Nhìn chung, tôi cảm thấy rằng luật pháp nên được dùng như những nguyên tắc cho việc sử dụng đúng đắn về thế chủ động, sự sáng tạo và khả năng con người.
Fabien: Ngài có nghĩ rằng nền dân chủ đang giúp luật pháp phát triển theo cách này?
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vâng, ở những nước dân chủ, các hệ thống luật pháp nên làm thế và thường nên làm vậy. Tuy nhiên những điều luật này mâu thuẫn một phần với lý Nhân Duyên của Phật giáo, vì chúng không bao gồm “quyền dân chủ” cho môi trường và cõi súc sanh. Hầu hết những hệ thống luật này chỉ đề cập đến quyền của con người và không quan tâm đến quyền của loài vật hay những chúng sanh khác trên hành tinh của chúng ta. Luật pháp bảo vệ nhân quyền cùng những giá trị và chỉ ra cách thích hợp để dùng khả năng con người thì không mâu thuẫn với lý nhân quả hay nghiệp báo - không theo nghĩa của phương Tây - nơi mà các nhân giống nhau có quả giống nhau, nhưng theo Phật giáo mỗi hậu quả bắt nguồn từ một nhân cũng cần phải được xét đến.
Trên thực tế vấn đề là đối với hầu hết những người quyền lực, có một sự khác biệt giữa nguyên tắc luật pháp và sự ứng dụng của nó, hầu hết tất cả các hệ thống pháp luật lên án việc giết chóc. Khái niệm này xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhưng trên thực tế, những người quyền lực xem việc giết chóc như việc nói dối. Đối với chính trị gia, những lời nói dối nhỏ nhẹ bị cấm, nhưng những lời nói dối lớn được chấp nhận. Với một Phật tử, điều này là một mâu thuẫn rất rõ ràng. Giống như giết chóc. Khi một người liều lĩnh giết người khác, hành động nhỏ này bị cho là giết người. Nó là sai. Nhưng người đó giết hay ra lệnh giết hàng ngàn người thì đó là một vị anh hùng! Điều đó thật là đáng tiếc.
Hầu hết các hệ thống tôn giáo lên án giết người, hãm hiếp, và trộm cắp. Theo tôi, giới luật tôn giáo dựa trên thái độ và cảm xúc tự nhiên của con người. Chức năng thiết yếu của chúng là truyền cảm hứng cho con người phát triển những phẩm chất cơ bản. Vì vậy, dường như hợp lý rằng hầu hết các luật lệ đều phù hợp với những nguyên tắc nghiệp tích cực. Nhưng để cho cả luật tôn giáo và thế tục tuân theo nguyên lý tương tác, chúng ta cần mở rộng quan điểm của chúng ta bao gồm bảo vệ môi trường và muông thú. Đây là cách mà chúng ta có thể áp dụng quan điểm Phật giáo về sự tương tác với một tầm nhìn rộng hơn về luật và trật tự.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: [...] trong trường hợp nào đi nữa, tất cả các chuyên gia tài nguyên thiên nhiên đã từng nói chuyện với tôi, cảnh báo tôi rằng nên giảm bớt khoảng cách giữa “có” và “không có”. Hiện tại có khoảng 5.5 tỉ người trên trái đất. Nếu tiêu chuẩn sống của người miền nam tăng như “tiêu chuẩn sống của người miền bắc đang có”, thì điều gì sẽ xảy ra với nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới? Tình huống này sẽ không được bền vững. Thí dụ, Trung Quốc có dân số là 1.2 tỉ. Nếu mỗi gia đình có hai xe hơi, thì thiệt hại môi trường sẽ không thể tưởng tượng được. Ấn Độ có chín trăm triệu người.
Khái niệm của phương Tây về tăng GNP/ tổng sản lượng quốc gia mỗi năm phải thay đổi, và nhanh chóng. Chính nguyên tắc này mâu thuẫn với tất cả luật tự nhiên và hợp lý.
Fabien: Ngài có cho rằng người phương Tây cũng nên có ít xe lại không?
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Chắc chắn rồi. Họ cần phát triển lối sống biết đủ và quan tâm đến người khác nhiều hơn. Mọi việc nên được thực hiện công bằng, bình đẳng hơn. Song song đó, vấn đề kiểm soát sinh sản cũng phải được giải quyết. Các nước miền nam phải hạn chế sự phát triển dân số.
Fabien: Kiểm soát sinh sản hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào mức sống. Thống kê cho thấy phụ nữ càng có ăn học càng có ít con. Vì thế, giáo dục dường như là cách tốt nhất để hạn chế sự bùng nổ dân số.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: điều đó rất tốt. Nhưng giáo dục những gì? Nói thật, tôi nghĩ điều đầu tiên người miền nam phải làm là nhận ra những hậu quả tiêu cực của những khái niệm Tây phương hiện tại về đời sống và kinh tế. Chúng ta phải sửa chữa hoặc xóa bỏ niềm tin sai lạc này, giá trị GNP tăng chưa từng thấy. Tương tự, mặc dù hiện nay một số công ty và các ngành công nghiệp đang chấp nhận những cách mới để bảo vệ môi trường, nhưng những người miền bắc đang gây ra rất nhiều thiệt hại cho môi trường của thế giới. Điều này khiến tôi phải nói rằng từ quan điểm toàn cầu, số tiền do thế giới phương bắc tạo ra vẫn chưa đủ.
[...] vào đầu thế kỷ này, mọi người nghĩ dại dột rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên là vô tận và dùng tùy ý. Ngày nay hệ tư tưởng sinh thái thậm chí ảnh hưởng đến các đảng chính trị. Tất cả những thay đổi này xuất phát từ kinh nghiệm loài người chúng ta đã có được. Tương tự; khái niệm về nhân quyền đã phát triển, dù cá nhân hay tổng thể, như quyền được chết tự nhiên với sự tự quyết định cho một nhóm cụ thể. Những ý kiến này ngày nay được công nhận rộng rãi. Tiến bộ như vậy đã cho tôi niềm hy vọng vào tương lai.
Fabien: Ngài có nghĩ rằng một cá nhân có thể thay đổi thế giới không?
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Tôi nghĩ là có.
Fabien: Trong trường hợp đó, điều tốt nhất để làm là bắt đầu cố gắng hoàn thiện chính mình.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Nghe có vẻ khá đơn giản. Trước hết, quan trọng là phải nhận ra mình là một phần của thiên nhiên. Cuối cùng, thiên nhiên sẽ luôn luôn mạnh mẽ hơn loài người, thậm chí với tất cả vũ khí hạt nhân của họ, thiết bị khoa học, và kiến thức. Nếu mặt trời không còn nữa hay nhiệt độ trái đất thay đổi vài độ thôi, thì chúng ta thực sự gặp rắc rối. Ở mức độ sâu hơn, chúng ta nên nhận ra rằng mặc dù ta là một phần của thiên nhiên, nhưng chúng ta có thể kiểm soát và thay đổi mọi thứ, ở vài phạm vi, do trí thông minh của chúng ta. Trong số hàng ngàn sinh vật có vú trên trái đất, loài người chúng ta có khả năng thay đổi thiên nhiên lớn nhất. Do đó chúng ta có trách nhiệm gấp đôi. Về mặt đạo đức, vì chúng ta có trí thông minh cao hơn, chúng ta phải chăm sóc thế giới này. Những loài khác trên hành tinh này như côn trùng, v.v... không có phương tiện để cứu hay bảo vệ thế giới này. Trách nhiệm khác của chúng ta là hủy bỏ sự xuống cấp môi trường nghiêm trọng do những hành vi sai trái con người chúng ta gây ra. Chúng ta đã làm ô nhiễm thế giới một cách thiếu thận trọng với các loại hóa chất và chất thải hạt nhân, tiêu thụ một cách ích kỷ nhiều nguồn tài nguyên của thế giới. Nhân loại phải chủ động khắc phục và bảo vệ thế giới.
Dĩ nhiên, khi nói “nhân loại” hay “xã hội”, rõ ràng rằng sự chủ động phải đến từ cá thể. Thật là sai khi mong đợi chính phủ hay thậm chí là Chúa, hướng dẫn cho chúng ta về các vấn đề này.
[...] Thực sự, tôi khá lạc quan. Lấy ví dụ về những vấn đề môi trường. Các nhà khoa học và các tổ chức bảo vệ môi trường đã nhiều lần thông báo chúng ta về những vấn đề sinh thái hiện nay trái đất đang gặp phải, như hiện tượng ấm dần lên toàn cầu và nước và không khí ô nhiễm trên diện rộng. Hiện nay, sự hiểu biết đang lan rộng toàn cầu. Những kỹ thuật mới đang phát triển để chúng ta có thể tránh được ô nhiễm mà không cần phải thay đổi tiến trình công nghiệp hay kinh tế. Trong một chuyến thăm Stockholm gần đây, bạn tôi nói với tôi rằng trên thực tế mười năm trước cá trong dòng sông gần đó không còn. Hiện nay chúng đang sinh sản lại, đơn giản vì những nhà máy công nghiệp dọc dòng sông cố gắng bảo vệ môi trường. Nói cách khác, họ quản lý để cải thiện tình hình mà không hủy hoại nền công nghiệp. Gần đây tôi đến vùng Rohr, một trung tâm công nghiệp của Đức. Một công ty lớn đã cho tôi xem một đoạn phim về những phương tiện khác nhau mà họ dùng để giảm ô nhiễm và tái chế chất thải. Không cần thay đổi toàn bộ cấu trúc của chúng, chúng làm giảm nhiều thiệt hại cho môi trường.
Quan tâm đến sinh thái lớn mạnh với thông tin phổ biến rộng rãi và đúng đắn. Người ta dần dần bị thuyết phục về tình huống nghiêm trọng và những gì chúng ta phải chăm sóc cho hành tinh của chúng ta. Tôi nhận thấy rằng bây giờ, ở một số khách sạn, họ yêu cầu không được lãng phí điện và nước. Đây là một khởi đầu tốt. Tương tự, phương tiện truyền thông phải nói về tầm quan trọng của lòng vị tha trong từng hành động của con người. Điều đó cần phải được thảo luận nhiều lần, trên báo chí, phim ảnh, radio, và truyền hình. Tôi nghĩ có rất nhiều động lực để làm điều này. Các lĩnh vực y khoa và khoa học nên hỗ trợ thuyết vị tha. Các nhà sinh thái học sẽ ủng hộ điều đó, như phong trào hòa bình, các hệ thống giáo dục cũng được cải thiện để trẻ bớt bạo lực. Rồi, thậm chí lực lượng cảnh sát sẽ thay đổi. Và mọi người sẽ từ từ nghĩ và hành động tử tế, vị tha, và từ bi hơn.
Trích đoạn từ sách Hình dung đến Tất cả mọi người: Cuộc đối thoại với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma về Đồng tiền, Chính trị và Cuộc sống như nó đã từng là. NXB Trí Tuệ, Boston.