Ngày 15 tháng 2, 2001
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đạt được giác ngộ và thuyết giảng ở Ấn Độ hơn hai ngàn năm trước, nhưng lời dạy của Ngài vẫn còn mới mẻ và thích hợp cho đến ngày nay. Bất kể chúng ta là ai hay sống ở đâu, tất cả đều muốn được hạnh phúc và không thích đau khổ. Đức Phật khuyên rằng trong việc khắc phục đau khổ chúng ta nên giúp đỡ người khác càng nhiều càng tốt. Ngài còn thêm rằng nếu chúng ta không thể thực sự giúp đỡ được thì ít ra cũng nên cẩn thận đừng làm hại ai cả.
Một phần của việc hành đạo là luyện tâm thông qua thiền định. Nhưng nếu ta tu để đạt được sự an tịnh, phát triển những phẩm chất như tình thương yêu, tâm từ bi, lòng dung thứ và hạnh nhẫn nhục, thì có hiệu quả, nên chúng ta phải đưa chúng vào trong cuộc sống thực tiễn hằng ngày. Quan tâm nhiều hơn đến đau khổ của người khác thay vì của chính bạn là thực sự theo tinh thần của tất cả các tôn giáo lớn bao gồm cả Phật giáo.
Mục đích của Phật giáo là phục vụ và mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh, bao gồm cả con người. Do đó, điều quan trọng hơn cả là suy nghĩ về những gì mà chúng ta có thể đóng góp cho xã hội loài người theo ý của mình chứ không phải là cố gắng cải tâm người khác sang đạo Phật. Đức Phật đã cho chúng ta một ví dụ về sự tri túc và lòng khoan dung, thông qua việc phục vụ người khác một cách không vị kỷ.
Tôi thường được hỏi liệu các giáo lý và kỹ thuật của Phật giáo có liên quan đến thời đại ngày nay ha không. Giống như tất cả các tôn giáo, Phật giáo đối phó với các vấn đề cơ bản của con người. Chừng nào mà chúng ta tiếp tục trải nghiệm những đau khổ cơ bản của con người do vô thường, chấp thủ và tà kiến, thì không có gì liên quan đến đạo. Điều mấu chốt là sự an lạc trong tâm hồn. Nếu chúng ta có được tâm an, thì chúng ta có thể đương đầu với khó khăn bằng sự bình tĩnh và sáng suốt, trong khi vẫn giữ được tâm an lạc. Những lời dạy về tình yêu thương, tâm từ bi và lòng khoan dung, hành xử bất bạo động, và đặc biệt là triết lý của Phật giáo rằng tất cả mọi thứ đều có liên quan với nhau - là nguồn gốc của sự an lạc trong tâm hồn.
ếTôi rất vui khi biết rằng Hội nghị Quốc tế đầu tiên về Phật giáo và Văn học được tổ chức tại Đại học Hindu Banaras. Tôi hoan nghênh cơ hội mà Hội nghị đã mang đến để thu hút sự chú ý đến những kinh điển về lời dạy bất hủ về tình yêu thương yêu, lòng từ bi và trách nhiệm toàn cầu, những chủ đề nền tảng cho tất cả các truyền thống thiêng liêng vĩ đại của thế giới. Tôi cầu nguyện rằng những người tham gia có thể tìm thấy nguồn cảm hứng an lạc trong các sự kiện và những chương trình khác nhau sẽ diễn ra.