Bất bạo động - phản ứng phù hợp và hiệu quả đối với xung đột của con người
Cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 tại Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu năm góc đã gây sốc rất lớn và thật đau buồn. Tôi coi những hành động phá hoại khủng khiếp này là những hành vi của thù hận, vì bạo lực là kết quả của những cảm xúc tiêu cực phá hoại. Những sự kiện của loại hành động này đã làm rõ rằng, nếu chúng ta cho phép trí thông minh của con người được dẫn dắt và khống chế bởi những cảm xúc tiêu cực như thù hận, thì hậu quả của nó sẽ là thảm họa.
Hành động
Làm thế nào để đối phó với một cuộc tấn công như vậy là một câu hỏi rất khó. Tất nhiên, những người đang đối phó với vấn đề có thể hiểu rõ hơn, nhưng tôi cảm thấy rằng, việc cân nhắc cẩn thận là cần thiết; và rằng, rất thích hợp để đáp ứng với một hành động bạo lực bằng cách sử dụng các nguyên tắc bất bạo động. Điều này rất quan trọng. Các cuộc tấn công vào Mỹ đã gây sốc, nhưng sự trả thù bằng cách chiến tranh có thể không phải là giải pháp tốt nhất trong thời gian dài. Cuối cùng, chỉ có bất bạo động mới có thể ngăn chặn được khủng bố. Các vấn đề trong xã hội loài người nên được giải quyết theo cách nhân đạo, đối với điều đó thì sự bất bạo động sẽ đưa ra cách tiếp cận đúng đắn.
Tôi không phải là chuyên gia về những vấn đề này, nhưng tôi khá chắc chắn rằng nếu vấn đề có thể được thảo luận với một tâm trí bình tĩnh, áp dụng các nguyên tắc bất bạo động và giữ quan điểm an toàn lâu dài của thế giới, thì có thể tìm thấy một số giải pháp khác nhau. Tất nhiên, trong trường hợp cụ thể thì một phương pháp hung hăng hơn cũng có thể là cần thiết.
Khủng bố không thể được khắc phục bằng cách sử dụng vũ lực vì nó không giải quyết được các vấn đề cơ bản phức tạp. Trong thực tế việc sử dụng vũ lực có thể không chỉ thất bại trong việc giải quyết các vấn đề, mà nó còn có thể khiến cho chúng trở nên trầm trọng thêm và thường xuyên để lại sự hủy diệt và đau khổ trong sự gợi lại của nó. Những xung đột của con người nên được giải quyết bằng lòng từ bi. Điều quan trọng là bất bạo động.
Hành động quân sự trả đũa của Hoa Kỳ có thể mang lại một số sự hài lòng và kết quả ngắn hạn nhưng nó sẽ không diệt tận gốc được vấn đề khủng bố. Cần thực hiện các biện pháp dài hạn. Hoa Kỳ phải kiểm tra các yếu tố làm phát sinh ra khủng bố. Tôi đã viết thư cho Tổng thống Bush thúc giục ông ta kiềm chế và không nên tìm cách trả thù tàn bạo cho các cuộc tấn công ngày 11 tháng Chín. Tôi bày tỏ sự cảm thông của tôi nhưng tôi đề nghị rằng việc đáp trả bạo lực bằng bạo lực nhiều hơn có thể không phải là một sự thành công có kết quả. Tôi cũng muốn chỉ ra rằng, để nói về vấn đề bất bạo động khi mọi thứ đều diễn ra một cách suông sẻ thì chẳng có liên quan nhiều lắm. Khi mọi thứ trở nên thực sự khó khăn, cấp bách và quan trọng mà chúng ta vẫn suy nghĩ và hành động một cách bất bạo động thì đó mới đích thực là bất bạo động.
Đôi khi sự can thiệp của các cá nhân hoặc tổ chức phi chính phủ có thể chứng minh rất hiệu quả trong việc giải quyết một số loại xung đột nhất định trên thế giới. Vì vậy, một trong những điều tôi đề nghị với một số thành viên của Nghị viện châu Âu trong chuyến thăm gần đây của tôi là, có lẽ dưới sự bảo trợ của Nghị viện châu Âu, một cuộc họp có thể được sắp xếp cho các cá nhân, những người quan tâm về hòa bình trên thế giới, và các tổ chức phi chính phủ liên quan để thảo luận về vấn đề khủng bố có thể được giải quyết và khắc phục như thế nào. Sẽ rất hữu ích khi bao gồm cả những người được coi là những kẻ khủng bố hoặc những người được xem là hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố, để chúng ta có thể tìm hiểu lý do tại sao họ đang sử dụng hoặc khuyến khích chủ nghĩa khủng bố. Có thể một số khiếu nại của họ là hợp lệ. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta cần phải giải quyết chúng. Nhưng nếu họ không có khiếu nại hoặc lý do hợp lệ, thì tình hình thực tế phải được làm sáng tỏ để loại bỏ sự hiểu lầm và nghi ngờ vô căn cứ.
Xung đột của con người không phát sinh từ màu xanh. Chúng xảy ra như là kết quả của nguyên nhân và điều kiện, nhiều trong số đó nằm trong tầm kiểm soát của người giữ vai trò chủ đạo. Đây là nơi mà bậc lãnh đạo trở thành quan trọng. Trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chúng ta là quyết định khi nào cần hành động và khi nào cần phải thực hành sự kiềm chế. Trong trường hợp xung đột, điều quan trọng là phải kiềm chế trước khi tình huống vượt khỏi tầm tay của chúng ta. Một khi nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các vụ đụng độ bạo lực đã chín muồi, rất khó để khôi phục lại sự hòa bình. Bạo lực chắc chắn gây ra nhiều bạo lực hơn nữa. Nếu chúng ta theo bản năng trả đũa khi bạo lực xả ra cho chúng ta, thì những gì chúng ta có thể mong đợi khác hơn là đối thủ của chúng ta cũng sẽ cảm thấy hợp lý để trả đũa lần lượt? Đây chính là cách mà bạo lực leo thang. Các biện pháp phòng ngừa và kiềm chế phải được quan sát ở giai đoạn sớm hơn. Rõ ràng các nhà lãnh đạo cần phải tỉnh táo, có tầm nhìn xa và dứt khoát.
Mọi người đều muốn sống trong hòa bình, nhưng chúng ta thường nhầm lẫn về cách làm thể nào để có thể đạt được sự hòa bình. Mahatma Gandhi đã chỉ ra rằng, bởi vì bạo lực chắc chắn sẽ dẫn đến bạo lực nhiều hơn, cho nên nếu chúng ta thật sự nghiêm túc quan tâm đến hòa bình, thì chúng ta phải tìm cách để đạt được nó thông qua các phương tiện hòa bình và phi bạo lực. Chúng ta có thể bị cám dỗ để sử dụng vũ lực vì nó sẽ được xem như là một phản ứng kiên quyết, nhưng nó thực sự chỉ là một phương sách cuối cùng. Bởi vì có một điều, bạo lực là không thể đoán trước được. Ý định ban đầu có thể là sử dụng lực lượng được hạn chế, nhưng bạo lực thường đưa đến những hậu quả không thể nào lường trước được. Nói chung, bạo lực là phương pháp sai lầm trong thời đại hiện đại này. Mặt khác, nếu nhân loại sử dụng nhiều phương pháp nhìn xa trông rộng và toàn diện hơn, thì tôi nghĩ rằng, nhiều vấn đề chúng ta đang đối mặt có thể sẽ được giải quyết khá nhanh chóng.
Chúng ta phải tiếp tục phát triển một viễn cảnh rộng hơn, suy nghĩ hợp lý và làm việc để ngăn chặn các thảm họa trong tương lai theo một cách phi bạo lực. Những vấn đề này liên quan đến toàn bộ nhân loại chứ không chỉ là riêng cho một quốc gia. Chúng ta nên khám phá việc sử dụng bất bạo động như một biện pháp lâu dài để kiểm soát mọi loại của chủ nghĩa khủng bố. Tu nhiên, chúng ta cần một chiến lược dài hạn, được cân nhắc và phối hợp chặt chẽ. Cách thích hợp để giải quyết những khác biệt là thông qua đối thoại, thỏa hiệp và đàm phán, thông qua sự hiểu biết và khiêm nhường của con người. Chúng ta cần phải đánh giá cao rằng sự hòa bình thật sự chỉ đạt được thông qua sự hiểu biết, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Như tôi đã nói, các vấn đề của con người nên được giải quyết một cách nhân đạo, và sự bất bạo động là phương pháp nhân đạo.
Trong bối cảnh này, để trừng phạt cả một quốc gia vì những hành vi sai trái của một kẻ thù mà không tìm thấy được, có thể cho thấy rằng đó là một điều vô ích. Đối phó với những tình huống như chúng ta phải đối mặt bây giờ, đòi hỏi một quan điểm rộng mở hơn. Một mặt, chúng ta không thể chỉ đơn giản là xác định một vài cá nhân và đổ lỗi cho họ, nhưng chúng ta cũng không thể nhắm vào mục tiêu của cả một đất nước, chắc chắn là người vô tội sẽ chịu đau khổ như ở Mỹ vào ngày 11 tháng Chín.
Về những người thực hiện cuộc tấn công
Những người thực hiện các hành vi bạo lực vào ngày 11 tháng 9 - họ cũng là con người. Nếu một điều gì đó tương tự xảy ra với gia đình và bạn bè của họ, có lẽ họ cũng sẽ trải qua đau đớn và sầu khổ. Và như những con người, họ tự nhiên cũng có sự mong muốn để tránh những đau khổ đó. Vì vậy, nếu chúng ta muốn tránh sự lặp lại trong tương lai của những sự kiện khủng khiếp này, thì chúng ta cần phải cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã xúi giục thúc đẩy họ hành xử theo cách mà họ đã làm. Tôi cảm thấy rằng những cảm xúc hận thù và phá hoại nằm dưới sự tấn công của ngày 11 tháng 9 đã hoàn toàn phản tác dụng vì nguyên nhân này, bất kể nó có thể là gì, và cho dù nó đã được những kẻ tấn công tán thành.
Thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay không còn đơn giản như trước nữa. Nó phức tạp và tất cả các bộ phận cấu thành của nó đều có liên hệ với nhau. Chúng ta phải nhận ra điều này và hiểu rằng để giải quyết vấn đề một cách hoàn toàn, chúng ta phải hành động phù hợp với thực tế. Ví dụ, khi nền kinh tế toàn cầu phát triển, mọi quốc gia sẽ trở thành một quy mô lớn hơn hoặc nhỏ hơn đều phụ thuộc vào mọi quốc gia khác. Nền kinh tế hiện đại, cũng giống như môi trường, không hề biết ranh giới. Ngay cả những quốc gia công khai thù địch với nhau thì cũng phải hợp tác với nhau trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên của thế giới. Thông thường, ví dụ, họ sẽ cùng phụ thuộc vào các con sông giống nhau. Và khi những mối quan hệ kinh tế càng phụ thuộc lẫn nhau, thì mối quan hệ về chính trị của chúng ta lại càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn.
Khi chúng ta bỏ qua toàn bộ các phần của nhân loại, là chúng ta bỏ qua không chỉ bản chất phụ thuộc lẫn nhau của thực tế mà còn là thực tại của tình huống của chính chúng ta nữa. Trong thế giới hiện đại, lợi ích của bất kỳ cộng đồng cụ thể nào cũng không còn chỉ được xem xét trong phạm vi giới hạn của chính nó. Đây là điều mà tôi cố gắng chia sẻ với những người khác ở bất cứ nào tôi đến. Các sự kiện khủng khiếp của ngày 11 tháng 9 đã làm cho mọi người trên toàn thế giới bị quấy rầy vì khủng bố, bất kể mục tiêu của nó là gì. Vì vậy, những gì xảy ra đã thực sự làm suy yếu những gì những kẻ khủng bố mong muốn đạt được.
Chúng ta có thể học được gì từ sự kiện bi thảm này?
Sự cố bi thảm này đã cung cấp cho chúng ta một cơ hội rất tốt. Có một ý chí trên toàn thế giới để chống lại chủ nghĩa khủng bố. Chúng ta có thể sử dụng sự đồng thuận này để thực hiện các biện pháp phòng ngừa dài hạn. Điều này cuối cùng sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với việc thực hiện các bước mạnh mẽ và bạo lực dựa trên sự tức giận và những cảm xúc phá hoại khác. Sự cám dỗ để đối phó với bạo lực là điều có thể hiểu được, nhưng cách tiếp cận thận trọng hơn thì sẽ hiệu quả hơn.
Nguồn gốc của bạo lực như vậy
Các thế hệ của sự đau khổ và bất bình đã kích động bạo lực này. Là một Phật tử, tôi tin rằng có những nguyên nhân và lý do nằm đằng sau mọi sự kiện. Một số nguyên nhân trong số này có thể có nguồn gốc trong thòi gian gần đây, nhưng những nguyên nhân khác là đã có từ hàng thập kỷ hoặc cả thế kỷ trước. Chúng bao gồm chủ nghĩa thực dân, khai thác tài nguyên thiên nhiên của các nước phát triển, phân biệt đối xử, nghi ngờ và khoảng cách quá lớn giữa người giàu và người nghèo. Nhiều năm do sơ suất và thờ ơ với nghèo đói và áp bức có thể là một trong những nguyên nhân gây ra sự bùng nổ khủng bố. Điều rõ ràng là các cuộc tấn công khủng bố gây sốc, buồn và khủng khiếp ở Mỹ là kết quả của nhiều yếu tố.
Những kẻ khủng bố này là ai?
Thật là một sai lầm khi nói đến những kẻ khủng bố Hồi giáo. Tôi tin rằng không có tôn giáo nào ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. Bản chất của tất cả các tôn giáo lớn là từ bi, tha thứ, tự kỷ luật, tình anh em và thiện lành. Tất cả các tôn giáo đều có tiềm năng tăng cường giá trị con người và phát triển sự hài hòa chung. Nhưng các cá nhân đã làm lệch hướng niềm tin tôn giáo cho mục đích của riêng họ. Có những người sử dụng tôn giáo như là một vỏ bọc để đạt được lợi ích của mình, vì vậy, sẽ là sai lầm nếu đổ lỗi cho tôn giáo riêng của họ. Sự phân chia tôn giáo gần đây đã trở nên nguy hiểm một lần nữa, và chủ nghĩa đa nguyên, theo đó mọi người được tự do thực hành đức tin của mình, là một phần của nền xã hội đương đại. Phật giáo có thể tốt cho tôi, nhưng tôi không thể khăng khăng rằng nó cũng sẽ tốt cho bạn hay bất cứ ai khác.
Đối với người Mỹ
Mỹ là một quốc gia dân chủ. Nó thực sự là một xã hội hòa bình và cởi mở, trong đó các cá nhân có cơ hội tối đa để phát triển sự sáng tạo và tiềm năng của con người. Sau những sự cố khủng khiếp này, chúng tôi đã thấy được sự sẵn lòng mà người Mỹ - đặc biệt là người New York - đã làm việc để giúp đỡ lẫn nhau. Điều quan trọng là phải duy trì tinh thần cao độ này - tinh thần của người Mỹ. Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ nêu cao tinh thần của họ và, có một tầm nhìn rộng hơn, bình tĩnh đánh giá như thế nào là cách tốt nhất để hành động.
Ước muốn và cầu nguyện của riêng tôi là để mọi người bình tĩnh. Những sự kiện tiêu cực này là kết quả của sự hận thù, thiển cận, ghen tuông và, trong một số trường hợp, nhiều năm bị tẩy não. Cá nhân tôi không thể hiểu những người cướp toàn bộ máy bay với hành khách trên đó để thực hiện sự hủy diệt như vậy. Nó thật sự không thể tưởng tượng được. Nhưng đây không phải là hành động của một cảm xúc tiêu cực tự phát. Nó là kết quả của việc lập kế hoạch một cách cẩn thận, điều này chỉ khiến cho nó càng trở nên khủng khiếp hơn. Đây là một ví dụ khác về cách trí thông minh tinh vi của con người chúng ta và công nghệ tinh vi mà chúng ta đã tạo ra có thể dẫn đến kết quả tai hại như thế nào. Niềm tin cơ bản của tôi là những sự kiện không vui được mang lại bởi những cảm xúc tiêu cực. Cuối cùng, câu trả lời là, liệu chúng ta có thể tạo ra một thế giới hòa bình hơn hay không, đều nằm trong động lực của chúng ta và trong các loại cảm xúc và thái độ mà chúng ta đã nuôi dưỡng trong chính mình.
Tôi chắc chắn mọi người đồng ý rằng chúng ta cần phải khắc phục bạo lực, nhưng nếu chúng ta loại bỏ nó hoàn toàn, trước hết chúng ta phải phân tích liệu nó có giá trị hay không. Từ góc độ thực tế nghiêm túc, chúng tôi thấy rằng, vào những dịp bạo lực thực sự hữu ích. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng bằng vũ lực. Tuy nhiên, thành công như vậy thường ảnh hưởng đến quyền lợi và phúc lợi của người khác. Kết quả là, mặc dù một vấn đề đã được giải quyết, nhưng hạt giống của vấn đề khác đã được gieo xuống.
Mặt khác, nếu nguyên nhân của bạn được hỗ trợ bởi lý do chính đáng, thì không có lý do gì phải sử dụng bạo lực cả. Chỉ có những người không có động cơ nào ngoài sự ham muốn ích kỷ và không thể đạt được mục đích của họ thông qua lý luận logic nên họ phải dựa vào bạo lực. Ngay cả khi gia đình và bạn bè không đồng ý, những người có lý do hợp lệ có thể tuyên bố từ lý do này đến lý do khác và tranh luận cho trường hợp của họ theo từng điểm từng điểm một, trong khi những người có ít sự hỗ trợ hợp lý sẽ sớm trở thành con mồi của sự tức giận. Do đó, sân giận không phải là dấu hiệu của sức mạnh mà là sự yếu đuối.
Cuối cùng, điều quan trọng là phải kiểm tra động lực của chính chúng ta và của đối thủ của mình. Có nhiều loại bạo lực và bất bạo động, nhưng chúng ta không thể phân biệt chúng chỉ bằng cách thông qua các yếu tố bên ngoài. Nếu động lực của chúng ta là tiêu cực, hành động mà nó tạo ra là, theo nghĩa sâu sắc nhất - bạo lực - mặc dù nó có vẻ có vẻ dường như dịu dàng. Ngược lại, nếu động lực của chúng ta là chân thành và tích cực, nhưng hoàn cảnh đòi hỏi hành vi khắc nghiệt, về cơ bản là chúng ta đang thực hành bất bạo động. Bất kể trường hợp có thể là gì, tôi cảm thấy rằng chỉ có một mối quan tâm từ bi dành cho hạnh phúc của người khác - không chỉ đơn giản là cho chính mình - là lý do duy nhất có thể chấp nhận được cho việc sử dụng lực lượng.