Qua lịch sử, nhân loại đã theo đuổi hoà bình bằng nhiều cách. Có quá lạc quan lắm không khi tưởng tượng rằng hòa bình thế giới có thể nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta? Tôi không tin rằng đã có sự gia tăng số lượng hận thù của người dân, mà chỉ là khả năng thể hiện sự sân giận ấy qua loại vũ khí tàn phá khủng khiếp. Mặt khác, chứng kiến những chứng cớ bi thảm của sự giết chết hàng loạt do những loại vũ khí như thế ở đất nước chúng tôi đã cho chúng ta cơ hội để kiểm soát chiến tranh. Để làm như vậy, rõ ràng là chúng ta phải giải trừ vũ khí.
Giải trừ vũ khí có thể xảy ra chỉ trong bối cảnh các mối quan hệ chính trị và kinh tế mới. Trước khi chúng ta xem xét kỹ lưỡng vấn đề này, chúng ta cần phải hình dung ra loại tiến trình hoà bình mà từ đó chúng ta sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Điều này khá hiển nhiên. Trước tiên, chúng ta nên làm việc để loại bỏ vũ khí hạt nhân; tiếp theo, là vũ khí sinh học và hóa học; sau đó là vũ khí tấn công; và cuối cùng, các biện pháp phòng thủ. Đồng thời, để bảo vệ hòa bình, chúng ta nên bắt đầu phát triển trong một hoặc nhiều khu vực toàn cầu một lực lượng cảnh sát quốc tế có số lượng thành viên tương đương từ mỗi quốc gia dưới sự chỉ huy tập thể. Cuối cùng lực lượng này sẽ bao trùm cả thế giới.
Vì quá trình hai giai đoạn giải trừ quân bị và phát triển lực lượng chung có thể là đa phương và dân chủ, nên quyền của đa số để phê phán hoặc thậm chí can thiệp vào trường hợp một quốc gia vi phạm các quy tắc cơ bản sẽ được đảm bảo hơn. Ngoài ra, với tất cả các đội quân lớn bị loại bỏ và sự xung đột như các tranh chấp biên giới dưới - sự kiểm soát của lực lượng quốc tế - các quốc gia lớn và nhỏ sẽ thực sự bình đẳng. Những cải cách như vậy sẽ dẫn đến một môi trường quốc tế ổn định.
Tất nhiên, khoản thu nhập tài chính to lớn từ việc ngừng sản xuất vũ khí cũng sẽ tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho sự phát triển toàn cầu. Ngày nay, các quốc gia trên thế giới phải chi ra hàng nghìn tỷ đô la hàng năm để duy trì quân đội. Bạn có thể tưởng tượng bao nhiêu giường bệnh, trường học và nhà cửa mà số tiền này có thể tài trợ? Thêm vào đó, như tôi đã đề cập ở trên, số lượng đáng sợ của nguồn tài nguyên khan hiếm dùng để lãng phí cho việc phát triển quân sự, không những chỉ làm cản trở sự xóa giảm nạn nghèo đói, mù chữ và bệnh tật mà còn đòi hỏi sự hy sinh trí thông minh đáng quý của con người. Các nhà khoa học của chúng ta rất sáng trí. Tại sao sự sáng tạo của họ lại bị lãng phí khi phải nỗ lực khủng khiếp như vậy? trong khi nó có thể được sử dụng cho sự phát triển tích cực của toàn cầu?
Những sa mạc lớn của thế giới như Sahara và Gobi có thể dùng gieo trồng để tăng gia sản xuất lương thực và giảm bớt sự đông đúc. Nhiều nước hiện phải đối mặt với nạn hạn hán trầm trọng. Các phương pháp khử muối mới, rẻ tiền có thể được phát triển để làm cho nước biển phù hợp với việc tiêu dùng của con người và các cách sử dụng khác. Có rất nhiều vấn đề cấp bách trong các lĩnh vực năng lượng và sức khoẻ mà các nhà khoa học của chúng ta có thể giải quyết hữu ích hơn. Kể từ khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh hơn do sự nỗ lực của họ, họ thậm chí có thể được trả lương nhiều hơn!
Hành tinh của chúng ta đã được ban phước với kho báu thiên nhiên khổng lồ. Nếu chúng ta sử dụng chúng một cách đúng đắn, bắt đầu bằng việc loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh, thì thực sự, mỗi con người sẽ có thể sống một cuộc sống sung túc, được chăm sóc chu đáo.
Đương nhiên, hòa bình toàn cầu không thể xảy ra cùng lúc. Vì các điều kiện trên khắp thế giới rất khác nhau nên sự lây lan của nó sẽ phải được gia tăng. Nhưng không có lý do gì để nó không thể bắt đầu từ một khu vực và sau đó lan truyền dần dần từ lục địa này sang lục địa khác.
Tôi muốn đề xuất rằng các cộng đồng khu vực như Cộng đồng Châu Âu được thành lập như một phần không thể tách rời của thế giới hòa bình hơn mà chúng ta đang cố gắng tạo ra. Nhìn vào môi trường hậu Chiến tranh lạnh, các cộng đồng như vậy rõ ràng là các thành phần tự nhiên và mong muốn nhất của một trật tự thế giới mới. Như chúng ta có thể thấy, phần lớn lực hấp dẫn của sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của chúng ta đòi hỏi các cấu trúc mới, hợp tác hơn. Cộng đồng Châu Âu đang đi tiên phong trong nỗ lực này, đàm phán cân bằng tinh vi giữa kinh tế, quân sự và chính trị tập thể của một phía và các quyền chủ quyền của các quốc gia thành viên phía bên kia. Tôi đã lấy cảm hứng từ việc này. Tôi cũng tin rằng Khối thịnh vượng độc lập Sates mới đang đối mặt với những vấn đề tương tự và hạt giống của một cộng đồng như thế đã hiện diện trong tâm trí của nhiều nước cộng hòa thành viên. Trong bối cảnh này, tôi muốn nói ngắn gọn về tương lai của đất nước chúng tôi - Tây Tạng, và Trung Quốc.
Giống như Liên bang Xô viết cũ, Trung Quốc Cộng sản là một quốc gia đa tiểu bang, được xây dựng một cách nhân tạo dưới sự thúc đẩy của một ý thức hệ bành trướng và đến nay được quản lý bởi sức mạnh trong thời kỳ thuộc địa. Một tương lai hòa bình, thịnh vượng - và trên hết - là tương lai ổn định về chính trị cho Trung Quốc nằm ở việc đáp ứng một cách thành công những mong muốn - không chỉ của người dân đối với một hệ thống dân chủ cởi mở hơn - mà còn là của tám mươi triệu cái gọi là "dân tộc thiểu số", những người muốn giành lại sự tự do. Đối với việc niềm hạnh phúc thật sự để trở lại với trung tâm châu Á - ngôi nhà của một phần năm dân số - một cộng đồng đa nguyên, dân chủ, cùng hợp tác của các quốc gia có chủ quyền phải được thay thế cho cái mà hiện nay được gọi là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tất nhiên, một cộng đồng như vậy không cần phải giới hạn đối với những ai hiện đang sống dưới chế độ Cộng sản Trung Quốc, như người Tây Tạng, người Mông Cổ, và người Duy Ngô Nhĩ. Người dân Hồng Kông, những người tìm kiếm một Đài Loan độc lập và ngay cả những người đang phải chịu đựng những chính phủ cộng sản khác ở Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào và Campuchia cũng có thể quan tâm đến việc xây dựng Cộng đồng Châu Á. Tuy nhiên, điều đặc biệt cấp bách là những người do Cộng sản Trung Quốc cai trị cần phải xem xét suy tư về việc thực hiện điều đó. Nếu được theo đuổi đúng đắn, nó có thể cứu giúp Trung Quốc tránh khỏi sự tan rã tàn bạo; chủ nghĩa khu vực và sự trở lại của những tình trạng náo động xáo trộn hỗn loạn đã từng gây khổ sở đối với quốc gia vĩ đại này trong suốt thế kỷ hai mươi.
Cuộc sống chính trị của Trung Quốc hiện nay ngày càng phân cực đến nỗi mọi lý do đều khiến cho người ta phải lo sợ đến việc bi kịch và sự tái đổ máu sẽ xảy ra sớm hơn. Mỗi người chúng ta - từng thành viên của cộng đồng thế giới - đều có trách nhiệm đạo đức để giúp ngăn ngừa những đau khổ khủng khiếp mà cuộc xung đột dân sự mang lại cho dân số đông đảo của Trung Quốc.
Tôi tin rằng chính quá trình đối thoại, hiện đại hoá và thỏa hiệp đã tham gia xây dựng một cộng đồng các quốc gia châu Á sẽ cho ta niềm hy vọng thực sự về một tiến trình hòa bình đối với một trật tự mới ở Trung Quốc. Ngay từ đầu, các quốc gia thành viên của một cộng đồng như vậy có thể đồng ý quyết định các chính sách quốc phòng và quan hệ quốc tế của mình. Có nhiều cơ hội để hợp tác. Điểm mấu chốt là chúng ta tìm ra một con đường hòa bình, bất bạo động để các sức mạnh của sự tự do, dân chủ và điều hành được xuất hiện một cách thành công từ bầu khí quyển của đàn áp bất công hiện nay.