Khi thế kỷ hai mươi đến gần, chúng ta thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn và người dân trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Các liên minh chính trị và quân sự đã tạo ra các tập đoàn đa quốc gia lớn, ngành công nghiệp và thương mại quốc tế đã tạo ra một nền kinh tế toàn cầu, và truyền thông trên toàn thế giới đang loại bỏ những rào cản về khoảng cách, ngôn ngữ và chủng tộc. Chúng ta cũng đang bị cuốn hút bởi những vấn đề trầm trọng mà chúng ta đang phải đối mặt: sự quá tải, suy giảm tài nguyên thiên nhiên và một cuộc khủng hoảng về môi trường đe dọa không khí, nước và cây cối của chúng ta cùng với nhiều hình thức sống đẹp - là nền tảng của sự tồn tại trên Hành tinh nhỏ mà chúng ta đang cùng chung sống.
Tôi tin rằng, để đáp ứng những thách thức của thời đại chúng ta, con người sẽ phải phát triển một ý thức cao hơn về trách nhiệm toàn cầu. Mỗi người chúng ta phải học cách làm việc - không chỉ cho bản thân, gia đình hoặc quốc gia - mà vì lợi ích của toàn thể nhân loại. Trách nhiệm chung là chìa khóa thực sự cho sự sống còn của con người. Đây là nền tảng tốt nhất cho hòa bình thế giới, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thông qua các mối quan tâm dành cho các thế hệ tương lai, việc chăm sóc đúng mức đối với môi trường.
Nhiều lúc, tôi đã suy nghĩ về việc làm thế nào để tăng trưởng ý thức trách nhiệm lẫn nhau và động cơ vị tha của chúng ta. Tóm lại, tôi muốn đưa ra những suy nghĩ của mình.
Một Gia đình Nhân loại
Cho dù chúng ta có thích hay không, thì tất cả chúng ta cũng đều được sinh ra trên trái đất này như một phần của một gia đình nhân loại rộng lớn. Người giàu hay nghèo, có trình độ học vấn hoặc không có học thức, thuộc quốc gia này hay địa phận khác, theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, gắn bó với hệ tư tưởng này hoặc tư tưởng khác… cuối cùng, mỗi người chúng ta chỉ là một con người giống như mọi người: tất cả chúng ta đều mong muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Hơn nữa, mỗi người trong chúng ta đều có quyền bình đẳng để theo đuổi các mục tiêu này.
Thế giới ngày nay yêu cầu chúng ta phải chấp nhận sự đồng nhất của nhân loại. Trong quá khứ, các cộng đồng bị cô lập có thể nghĩ đến nhau như một phần tách biệt cơ bản và thậm chí còn tồn tại trong sự cô lập hoàn toàn. Tuy nhiên, ngày nay, các sự kiện ở một phần của thế giới, cuối cùng đã ảnh hưởng đến toàn bộ hành tinh. Do đó, chúng ta phải đối xử với mỗi vấn đề chính của địa phương như là một mối quan tâm toàn cầu ngay từ khoảnh khắc nó bắt đầu. Chúng ta không còn có thể kêu gọi các rào cản quốc gia, chủng tộc hay ý thức hệ tách rời chúng ta mà không có hậu quả hủy hoại. Trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau mới của chúng ta, việc xem xét lợi ích của người khác rõ ràng là hình thức tự lợi tốt nhất.
Tôi xem thực tế này như một nguồn hy vọng. Sự cần thiết của hợp tác chỉ có thể làm tăng them sức mạnh của nhân loại, bởi vì nó giúp chúng ta nhận ra rằng, nền tảng an toàn nhất cho trật tự thế giới mới không chỉ là các liên minh chính trị và kinh tế mà còn là tình yêu thương và từ bi thực sự của mỗi cá nhân. Để có một tương lai tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, ổn định hơn và văn minh hơn, mỗi người chúng ta phải phát huy tính chân thành, cảm giác ấm áp của tình anh chị em.
Trách nhiệm chung
Trước tiên, tôi nên đề cập đến rằng, tôi không tin vào việc tạo ra các phong trào hoặc tán thành các hệ tư tưởng.Tôi cũng không thích cách thiết lập một tổ chức để quảng bá một ý tưởng cụ thể, ngụ ý là chỉ có một nhóm người chịu trách nhiệm cho việc đạt được mục tiêu đó, trong khi tất cả mọi người khác thì không. Trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, không ai có thể đủ khả năng để cho rằng ai đó khác sẽ giải quyết vấn đề của chúng ta; mỗi người chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm phổ quát của mình. Bằng cách này, khi số cá nhân có liên quan, có trách nhiệm tăng lên, hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng trăm ngàn người như vậy sẽ cải thiện đáng kể bầu không khí chung. Sự thay đổi tích cực sẽ không đến nhanh chóng và nó đòi hỏi sự nỗ lực liên tục. Nếu chúng ta trở nên nản chí thì chúng ta không thể đạt được những mục tiêu dù là đơn giản nhất. Với sự áp dụng một cách liên tục, kiên quyết, chúng ta có thể đạt được ngay cả những mục tiêu khó khăn nhất.
Việc chọn lấy một thái độ trách nhiệm chung là vấn đề cá nhân. Thử nghiệm thực sự của từ bi không phải là những gì chúng ta nói trong các cuộc thảo luận trừu tượng, mà là làm thế nào để thể hiện mình trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, những quan điểm cơ bản nhất định là nền tảng để thực hành lòng vị tha. Mặc dù không có hệ thống chính phủ nào là hoàn hảo, nhưng “dân chủ” là điều gần gũi nhất với bản chất thiết yếu của con người. Do đó những người trong chúng ta yêu thích nó thì phải tiếp tục chiến đấu cho quyền của tất cả mọi người đều được làm như vậy. Hơn nữa, nền dân chủ là nền tảng vững chắc duy nhất mà theo đó một cấu trúc chính trị toàn cầu có thể được xây dựng. Để làm việc đồng nhất, chúng ta phải tôn trọng quyền của tất cả các dân tộc và các quốc gia để duy trì đặc tính riêng biệt và giá trị riêng của họ.
Cụ thể, cần có một nỗ lực to lớn để đem từ bi vào lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Bất bình đẳng về kinh tế - đặc biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển - vẫn là nguồn gốc đau khổ lớn nhất trên hành tinh này.
Mặc dù họ sẽ mất tiền trong thời gian ngắn hạn, nhưng các tập đoàn đa quốc gia lớn phải hạn chế việc khai thác các quốc gia nghèo hơn. Khai thác tài nguyên quý giá ít ỏi của các quốc gia đó chỉ để thúc đẩy việc tiêu dùng ở các nước phát triển thì thật là thảm khốc; nếu nó vẫn không được kiểm soát, cuối cùng tất cả chúng ta đều sẽ phải chịu đựng. Tăng cường sức mạnh cho những nền kinh tế yếu, không đa dạng - là một chính sách khôn ngoan hơn để thúc đẩy cả hai được ổn định về chính trị và kinh tế. Theo như lý tưởng mà nó có thể hợp lý - đó chính là lòng vị tha; không phải chỉ là cạnh tranh và mong muốn giàu có, mà cần nên phải có một động lực trong vấn đề kinh doanh.
Chúng ta cũng cần phải đổi mới cam kết của mình đối với các giá trị nhân văn trong lĩnh vực khoa học hiện đại. Mặc dù mục đích chính của khoa học là để tìm hiểu thêm về thực tế, tuy nhiên một mục tiêu khác của nó là nâng cao chất lượng cuộc sống. Không có động cơ vị tha, thì các nhà khoa học sẽ không thể phân biệt được giữa các công nghệ có lợi và chỉ đơn thuần là một sự mưu mô. Những thiệt hại về môi trường xung quanh là ví dụ rõ ràng nhất về kết quả của sự nhầm lẫn này, những động cơ chính đáng có thể liên quan đến việc quản lý cách thức xử lý các kỹ thuật sinh học mới mẻ mà chúng ta có thể vận dụng các cấu trúc tinh tế của cuộc sống. Nếu chúng ta không dựa mọi hành động trên cơ sở đạo đức, thì chúng ta sẽ gây ra sự thiệt hại khủng khiếp cho ma trận tinh tế của cuộc sống.
Các tôn giáo của thế giới cũng không phải là đứng ngoài trách nhiệm này. Mục đích của tôn giáo không phải là để xây dựng các nhà thờ hoặc đền chùa đẹp đẽ, mà là để nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của con người như lòng khoan dung, tính rộng lượng và tình thương yêu. Mọi tôn giáo trên thế giới - bất kể thuộc quan điểm triết học nào - đều được hình thành trước hết và trên hết là giới luật mà theo đó chúng ta phải hạn chế tính ích kỷ của mình và phụng sự tha nhân. Thật không may! đôi khi, chính tôn giáo lại gây ra nhiều tranh cãi nhau hơn là nó có khả năng giải quyết được vấn đề. Các hành giả của các tôn giáo khác nhau nên nhận ra rằng, mỗi truyền thống tôn giáo đều có giá trị nội tại sâu sắc và các phương tiện để chăm sóc sức khoẻ tinh thần và tâm linh. Một tôn giáo, giống như một loại thức ăn duy nhất, không thể đáp ứng được cho tất cả mọi người. Dựa trên tính khí khác nhau, một số người tìm thấy được sự lợi lạc từ cách giảng dạy này, người khác từ lối giảng dạy khác. Mỗi đức tin đều có khả năng tạo ra những con người tốt lành, nhiệt tình - và bất chấp những triết lý mâu thuẫn - tất cả các tôn giáo đã thành công trong việc làm như thế. Vì vậy không có lý do gì để tham gia vào sự hỗn loạn và bất khoan dung tôn giáo; và mọi lý do đều là để yêu mến và tôn trọng mọi hình thức thực hành tâm linh.
Chắc chắn, lĩnh vực quan trọng nhất - mà trong đó việc gieo mầm hạt giống vị tha rộng rãi hơn - chính là quan hệ quốc tế. Trong vài năm gần đây, thế giới đã thay đổi đáng kể. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều đồng ý rằng sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô cũ, đã mở ra kỷ nguyên lịch sử mới. Khi chúng ta di chuyển qua những năm 1990 có vẻ như kinh nghiệm của con người trong thế kỷ hai mươi đã trở nên hoàn hảo.
Đây đã từng là giai đoạn đau đớn nhất trong lịch sử nhân loại, khi mà - vì sự gia tăng mạnh mẽ sức mạnh hủy diệt của vũ khí - nhiều người đã phải chịu đựng và chết chóc vì bạo lực hơn bao giờ hết. Hơn nữa, chúng ta cũng đã từng chứng kiến một sự cạnh tranh gần như là đoạn cuối giữa các hệ tư tưởng cơ bản đã luôn luôn xé nát cộng đồng nhân loại: một mặt là sức mạnh và quyền lực bất chính, mặt khác là sự tự do, đa nguyên, quyền cá nhân và nền dân chủ. Tôi tin rằng kết quả của sự cạnh tranh lớn lao này bây giờ đã trở nên rõ ràng. Mặc dù tinh thần hòa bình, tự do và dân chủ của con người vẫn còn phải đối mặt với nhiều hình thức của bạo ngược và xấu ác, nhưng đó là một thực tế không thể nhầm lẫn mà phần lớn mọi người ở khắp mọi nơi đều muốn nó thành công. Do đó, các bi kịch của thời đại chúng ta đã không hoàn toàn là không có lợi ích, và trong nhiều trường hợp - đó lại chính là phương tiện mà từ đó tâm trí con người đã được mở mang ra hơn. Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản đã chứng minh được điều này.
Mặc dù chủ nghĩa cộng sản đã áp dụng nhiều lý tưởng thượng hạng, bao gồm cả lòng vị tha, nhưng sự mưu hại của giới cầm quyền trong việc điều khiển quan điểm của họ đã chứng tỏ sự tai hoạ. Các chính phủ này đã trải qua những khoảng thời gian lâu dài để kiểm soát toàn bộ dòng thông tin thông qua xã hội của họ; và xây dựng hệ thống giáo dục để công dân của họ làm việc vì lợi ích chung. Mặc dù tổ chức cứng nhắc có thể là cần thiết ngay từ đầu để tiêu hủy các chế độ áp bức trước đó, nhưng một khi mục tiêu đã đạt được, thì tổ chức này lại có rất ít sự đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng nhân loại hữu ích. Chủ nghĩa cộng sản đã thất bại hoàn toàn bởi vì nó dựa vào sức mạnh để quảng bá niềm tin của mình. Cuối cùng, bản chất con người không thể duy trì sự đau khổ mà nó đã tạo ra.
Sức mạnh tàn bạo, bất kể là nó được áp dụng mạnh mẽ như thế nào - cũng không bao giờ có thể chinh phục được mong muốn cơ bản của con người về tự do. Hàng trăm ngàn người tuần hành khắp các thành phố Đông Âu đã chứng minh được điều này. Họ chỉ đơn giản là bày tỏ nhu cầu về tự do và dân chủ. Thật là cảm động! Yêu cầu của họ không có gì để thực hiện đối với một hệ tư tưởng mới; những người này chỉ đơn giản là nói lên những nguyện vọng từ trái tim của họ, chia sẻ sự mong muốn của họ về tự do, chứng minh rằng nó bắt nguồn từ cốt lõi của bản chất con người. Tự do - trên thực tế - chính là nguồn sáng tạo cho cả cá nhân và xã hội. Tự do - không phải như các hệ thống cộng sản đã giả định - chỉ đơn thuần là cung cấp cho người dân thức ăn, nơi trú ẩn và quần áo - điều đó là không đủ!. Nếu chúng ta có tất cả những thứ này, nhưng thiếu không khí quý giá của sự tự do để duy trì bản chất sâu sắc của chúng ta, thì chúng ta chỉ là một nửa của con người; chúng ta giống như những con vật, chỉ bằng lòng với sự mãn nguyện về những nhu cầu thể xác của mình.
Tôi cảm thấy rằng, những cuộc cách mạng ôn hòa ở Liên Xô cũ và Đông Âu đã dạy cho chúng ta nhiều bài học tuyệt vời. Một là giá trị của chân lý. Mọi người không thích bị bắt nạt, gian lận hoặc lừa dối bởi bất cứ một cá nhân hay hệ thống nào. Những hành động như vậy là trái với tinh thần nhân bản thiết yếu. Do đó, mặc dù những người thực hiện sự lừa dối và sử dụng lực lượng có thể đạt được sự thành công ngắn hạn đáng kể, nhưng cuối cùng họ sẽ bị lật đổ.
Mặt khác, mọi người đều ngưỡng mộ “sự thật”, và tôn trọng nó bởi vì nó thực sự hiện diện trong máu huyết của chúng ta. “Sự thật” là người bảo đảm tốt nhất và là nền tảng thực sự của tự do và nền dân chủ. Cho dù bạn yếu hay mạnh; hoặc liệu bạn có nhiều hay ít người ủng hộ - điều đó không thành vấn đề! “sự thật” vẫn sẽ chiếm ưu thế. Thực tế là các phong trào tự do thành công năm 1989 và sau đó đã được dựa trên sự biểu hiện thực sự của những cảm xúc cơ bản nhất của người dân, là một lời nhắc nhở có giá trị rằng, chính sự thật vẫn còn thiếu nghiêm trọng trong phần lớn cuộc đời chính trị của chúng ta. Đặc biệt, trong việc tiến hành các quan hệ quốc tế, chúng ta rất ít tôn trọng sự thật. Chắc chắn là các quốc gia yếu hơn bị chế ngự và áp bức bởi những kẻ mạnh hơn, giống như những phần yếu hơn của hầu hết các xã hội đều phải chịu đựng trong tay những người giàu có và quyền lực hơn. Mặc dù trong quá khứ, sự biểu hiện đơn giản của chân lý thường bị bác bỏ là không thực tế, nhưng những năm gần đây đã chứng minh rằng, đó là một sức mạnh to lớn trong tâm trí con người, và kết quả là trong việc định hình nên lịch sử.
Một bài học lớn thứ hai từ Đông Âu là sự thay đổi trong hòa bình. Trong quá khứ, những người bị nô lệ thường sử dụng bạo lực trong cuộc đấu tranh để được tự do. Giờ đây, theo bước chân của Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr., những cuộc cách mạng ôn hoà này đã đem lại cho các thế hệ tương lai một tấm gương tuyệt vời về sự thay đổi thành công và bất bạo động. Khi những thay đổi lớn trong tương lai trở nên cần thiết, con cháu chúng ta sẽ có thể nhìn lại thời điểm hiện tại như là một khuôn mẫu của cuộc đấu tranh ôn hoà, một câu chuyện thành công trên một phạm vi lớn chưa từng thấy, liên quan đến hơn một chục quốc gia và hàng trăm triệu con người. Hơn nữa, những sự kiện gần đây cho thấy rằng mong muốn cho cả hòa bình và tự do nằm ở mức độ cơ bản nhất của bản chất con người; và rằng bạo lực là một sự đối lập hoàn toàn của nó.
Trước khi xem xét loại trật tự toàn cầu nào sẽ phục vụ tốt nhất cho chúng ta trong giai đoạn hậu chiến tranh lạnh, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề bạo lực, việc loại bỏ bạo lực ở mọi cấp độ là nền tảng cần thiết cho hòa bình thế giới và là mục tiêu tối hậu của bất kỳ trật tự quốc tế nào.
Bất bạo động và Trật tự Quốc Tế
Hàng ngày, các phương tiện truyền thông thường đăng tải các vụ khủng bố, tội phạm và xâm lược. Tôi chưa từng đến một đất nước nào mà những câu chuyện bi thảm và đổ máu không tràn ngập các trang báo và báo điện tử. Những báo cáo thông tin này hầu như đã trở thành chất gây nghiện cho các nhà báo và đọc giả của họ. Nhưng đại đa số nhân loại không hành xử phá hoại như thế. Rất ít trong số năm tỉ người trên hành tinh này thực sự có hành vi bạo lực. Hầu hết chúng ta đều yêu thích hòa bình nhiều đến mức tối đa có thể.
Về cơ bản, tất cả chúng ta đều trân trọng sự yên bình, ngay cả những người đã gây ra cho chúng ta sự bạo lực. Chẳng hạn như, khi mùa xuân đến, những ngày dài hơn, có nhiều ánh nắng mặt trời, cỏ và cây xanh trở nên sống động và mọi thứ đều rất tươi tắn. Mọi người cảm thấy hạnh phúc. Vào mùa thu, một chiếc lá rơi, rồi một chiếc lá khác lại rơi…, rồi tất cả những bông hoa đẹp sẽ chết cho đến khi chúng ta bị bao quanh bởi những cây cối trơ trọi. Chúng ta không cảm thấy vui vẻ. Tại sao vậy? Bởi vì…. tận trong sâu thẳm, chúng ta mong muốn xây dựng, tăng trưởng hiệu quả; và không thích những thứ sụp đổ, chết chóc, đói khát hoặc bị hủy hoại. Mọi hành động phá hoại đều đi ngược lại bản chất cơ bản của chúng ta; xây dựng, có tính cách xây dựng, là phương cách của nhân loại. Tôi chắc chắn mọi người đồng ý rằng chúng ta cần phải vượt qua bạo lực, nhưng nếu chúng ta muốn loại bỏ nó hoàn toàn, trước tiên chúng ta nên phân tích xem nó có bất kỳ giá trị nào hay không. Nếu chúng ta giải quyết vấn đề này từ góc nhìn thực tế, thì chúng ta sẽ thấy rằng, trong một số trường hợp cụ thể, bạo lực dường như cũng hữu ích. Người ta có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng bằng vũ lực. Tuy nhiên, đồng thời, sự thành công như vậy thường là phải trả giá bằng sự đánh đổi các quyền hạn và phúc lợi của những người khác. Kết quả là, ngay cả khi một vấn đề đã được giải quyết, thì hạt giống mầm mống của những vấn đề khác đã được nảy sinh.
Mặt khác, nếu nguyên nhân của bạn được hỗ trợ bởi lý luận chính đáng, thì chẳng có lý do gì để phải sử dụng bạo lực cả. Chỉ có những người không có động cơ nào khác hơn là mong muốn ích kỷ cá nhân; và những người không thể đạt được mục tiêu của họ thông qua lý luận logic nên họ mới dựa vào lực lượng. Ngay cả khi gia đình và bạn bè không đồng ý, nhưng những người có lý do chính đáng thì họ có thể trích dẫn được những lý lẽ của mình hết lần này sang lần khác; và họ có trể tranh luận cho trường hợp của mình từng điểm, từng điểm một; trong khi đó - những người ít có những lý do hợp lý thì sẽ nhanh chóng trở thành con mồi cho sự tức giận. Sự giận dữ không phải là dấu hiệu của sức mạnh mà là một điểm yếu. Cuối cùng, điều quan trọng là phải kiểm tra động lực của chính mình và của đối phương. Có nhiều loại bạo lực và bất bạo động, nhưng không thể phân biệt chúng bằng các yếu tố bên ngoài. Nếu động lực của một người là tiêu cực, thì hành động mà nó tạo ra - theo nghĩa sâu nhất - là bạo lực, mặc dù nó có vẻ ngọt ngào và dịu dàng. Ngược lại, nếu động lực của người đó chân thành và tích cực, nhưng hoàn cảnh đòi hỏi hành vi khắc nghiệt - thì về cơ bản - người ấy đang thực hành bất bạo động. Cho dù là trong trường hợp nào đi nữa, thì tôi cũng cảm thấy rằng mối quan tâm từ bi vì lợi ích của người khác - không chỉ đơn thuần là cho chính mình - là sự biện minh duy nhất cho việc sử dụng vũ lực.
"Thực tiễn bất bạo động vẫn còn nhiều thử nghiệm trên hành tinh của chúng ta, nhưng sự theo đuổi nó dựa trên tình yêu thương và sự hiểu biết là điều hết sức thiêng liêng. Nếu sự thử nghiệm này được thành công, nó có thể mở đường cho một thế giới yên bình hơn nhiều trong thế kỷ tiếp theo.
Tôi đã từng nghe thỉnh thoảng người phương Tây duy trì các cuộc đấu tranh lâu dài theo đường lối của Gandhi là phản kháng một cách phi bạo lực thì không phù hợp với mọi người; và các hoạt động như thế sẽ thành công hơn đối với ở phương Đông. Bởi vì người phương Tây thì năng động, họ có xu hướng tìm kiếm kết quả ngay tức thời trong mọi tình huống, ngay cả việc phải trả giá bằng cả sinh mạng của mình. Tôi tin rằng phương pháp này không phải lúc nào cũng có lợi. Nhưng chắc chắn việc thực hành bất bạo động luôn phù hợp với tất cả chúng ta. Nó đơn giản là đòi hỏi sự quyết tâm mà thôi. Mặc dù các phong trào tự do của Đông Âu đã đạt được mục tiêu nhanh chóng, nhưng sự phản kháng bằng con đường bất bạo động - từ ngay bản chất của nó - thường đòi hỏi sự kiên nhẫn.
Về vấn đề này, tôi cầu nguyện rằng, cho dù sự tàn bạo của đàn áp và sự khó khăn trong đấu tranh mà họ đang phải đối mặt, những người tham gia vào phong trào dân chủ ở Trung Quốc sẽ luôn luôn được yên bình. Tôi tin rằng họ sẽ yên bình. Mặc dù phần lớn các sinh viên trẻ Trung Quốc bị liên lụy - đã được sinh ra và lớn lên dưới một chế độ cực kỳ khắc nghiệt của chủ nghĩa cộng sản, vào mùa xuân năm 1989 họ đã tự động thực hiện chiến thuật kháng cự thụ động của Mahatma Gandhi. Điều này thật đáng ghi nhận và cho thấy rằng, cuối cùng tất cả con người đều muốn theo đuổi con đường hòa bình, cho dù họ có bị tuyên truyền như thế nào.
Các khu vực hòa bình
Tôi thấy vai trò của Tây Tạng trong một cộng đồng Châu Á như tôi đã từng gọi là "Khu vực Hòa bình": một khu bảo tồn phi quân sự trung lập, nơi mà các loại vũ khí đều bị nghiêm cấm; và con người sống chan hòa với thiên nhiên. Đây không chỉ đơn thuần là một giấc mơ - đó chính là cách mà người Tây Tạng đã cố gắng sống hơn một ngàn năm qua - trước khi đất nước chúng tôi bị xâm chiếm. Như mọi người đều biết, ở Tây Tạng tất cả các giống loài động vật hoang dã đều được bảo vệ nghiêm ngặt theo giới luật của Phật giáo. Hơn nữa, trong ít nhất ba trăm năm qua, chúng tôi không có quân đội một cách đúng nghĩa. Tây Tạng đã từ bỏ việc tiến hành chiến tranh như một công cụ của chính sách quốc gia trong thế kỷ thứ sáu và thứ bảy, sau các triều đại trị vì của ba vị vua tôn giáo vĩ đại của chúng tôi.
Trở lại với mối quan hệ giữa việc phát triển cộng đồng khu vực và nhiệm vụ giải trừ vũ khí, tôi muốn đề nghị rằng "trái tim" của mỗi cộng đồng - có thể là một hoặc nhiều quốc gia - đã quyết định trở thành các khu vực hoà bình, những khu vực mà lực lượng quân sự bị nghiêm cấm. Điều này, một lần nữa, không chỉ là giấc mơ. Cách đây bốn thập niên, vào tháng 12 năm 1948, Costa Rica đã giải tán quân đội. Gần đây, 37 phần trăm dân chúng Thụy Sĩ đã bỏ phiếu giải thể quân đội của họ. Chính phủ mới của Tiệp Khắc đã quyết định ngừng sản xuất và xuất khẩu tất cả các loại vũ khí. Nếu người dân đã chọn như thế, thì một quốc gia có thể thực hiện được các bước cơ bản để thay đổi bản chất của nó.
Các vùng hòa bình trong các cộng đồng khu vực sẽ đóng vai trò như một ốc đảo ổn định. Trong khi san sẻ công bằng các chi phí chung của các tập thể cộng đồng tạo ra, thì các khu vực hòa bình này sẽ là những người tiên phong và là ngọn hải đăng của một thế giới hoàn toàn bình yên - sẽ đứng ngoài vòng bất kỳ cuộc xung đột nào. Nếu các cộng đồng khu vực cũng phát triển ở châu Á, Nam Mỹ và Phi Châu và giải trừ quân sự tiến triển thì một lực lượng quốc tế từ tất cả các khu vực sẽ được hình thành, các khu vực hòa bình này sẽ có thể mở rộng, lan truyền sự yên bình khi chúng phát triển.
Chúng ta không cần phải nghĩ rằng chúng ta đang lên kế hoạch cho tương lai xa vời khi chúng ta xem xét vấn đề này hoặc bất kỳ đề xuất nào khác cho một thế giới mới có sự hợp tác hơn về chính trị, kinh tế và quân sự. Ví dụ, Hội nghị 48 thành viên mới về An ninh và Hợp tác ở Châu Âu đã đặt nền móng cho sự liên minh giữa - không chỉ các quốc gia Đông Âu và Tây Âu - mà còn giữa các quốc gia thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập và Liên hiệp quốc Các quốc gia. Những sự kiện đáng chú ý này hầu như đã loại bỏ nguy cơ một cuộc chiến tranh lớn giữa hai siêu cường này.
Tôi chưa bao gồm Liên hợp quốc trong cuộc thảo luận này của thời đại hiện nay, vì cả vai trò quan trọng của nó trong việc giúp tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn và tiềm năng to lớn của nó để thực hiện việc này - vốn đã nổi tiếng rồi. Theo định nghĩa, Liên hiệp quốc phải đứng giữa cho dù những thay đổi xảy ra lớn như thế nào. Tuy nhiên, có thể cần phải sửa đổi lại cấu trúc của tổ chức này cho tương lai. Tôi đã luôn luôn có những hy vọng lớn nhất đối với Liên hợp quốc, và không có lời chỉ trích nào, tôi chỉ muốn đơn giản chỉ ra rằng, thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai - theo đó điều lệ của Liên Hiệp Quốc đã được hình thành - đã thay đổi. Sự thay đổi đó đã trở thành cơ hội để dân chủ hóa tổ chức này hơn nữa, đặc biệt là Hội đồng Bảo An độc lập với năm thành viên thường trực, cần được đại diện nhiều hơn.
Kết luận
Tôi muốn kết luận bằng cách nói rằng, nhìn chung, tôi cảm thấy lạc quan về tương lai. Một số xu hướng gần đây cho thấy tiềm năng to lớn về một thế giới tốt đẹp hơn. Cuối những năm năm mươi và sáu mươi, người ta tin rằng chiến tranh là điều không thể tránh khỏi của nhân loại. Đặc biệt, Chiến tranh Lạnh đã củng cố quan điểm cho rằng những hệ thống chính trị đối lập chỉ có thể đụng độ, không cạnh tranh hoặc thậm chí cộng tác. Một số ít cũng giữ quan điểm này. Ngày nay, mọi người trên khắp hành tinh thực sự quan tâm đến hòa bình thế giới. Họ ít quan tâm đến việc đề xuất hệ tư tưởng; và quan tâm nhiều hơn về việc cam kết cùng tồn tại. Đây là những phát triển rất tích cực.
Cũng thế, trong hàng nghìn năm người ta tin rằng chỉ có một tổ chức độc tài sử dụng những biện pháp kỷ luật cứng nhắc mới có thể điều khiển được xã hội loài người. Tuy nhiên, con người có khuynh hướng bẩm sinh về tự do và dân chủ, và hai lực lượng này đã xung đột nhau. Ngày nay, ai sẽ là người chiến thắng - điều đó thật rõ ràng. Sự nổi lên của các phong trào bất bạo động "quyền lực của người dân" đã cho thấy rõ ràng rằng, nhân loại không thể dung thứ và cũng không hoạt động tốt dưới chế độ bạo quyền. Sự công nhận này đã thể hiện được sự tiến bộ đáng kể.
Một sự phát triển đầy hy vọng khác là sự tương hợp ngày càng tăng giữa khoa học và tôn giáo. Trong suốt thế kỷ XIX, và trong phần lớn chúng ta, người ta đã bị nhầm lẫn sâu xa bởi mâu thuẫn giữa những quan điểm trái ngược nhau. Ngày nay, vật lý, sinh học và tâm lý học đã đạt đến những mức độ tinh vi đến nỗi mà nhiều nhà nghiên cứu đang bắt đầu đặt những câu hỏi sâu sắc nhất về bản chất tối hậu của vũ trụ và cuộc sống, cũng giống như những vấn đề quan trọng nhất đối với các tôn giáo. Như vậy có tiềm năng thực sự cho một cái nhìn thống nhất hơn. Đặc biệt, có vẻ như một khái niệm mới về tâm thức và vật chất đang nổi lên. Phương Đông đã quan tâm nhiều hơn đến sự hiểu biết về tâm thức, phương Tây với sự hiểu biết về vật chất. Bây giờ cả hai phía đã gặp nhau, những quan điểm về tâm linh và vật chất của cuộc sống có thể trở nên hài hòa hơn.
Những thay đổi nhanh chóng trong thái độ của chúng ta đối với trái đất cũng là một nguồn hy vọng. Gần mười hay mười lăm năm trước, chúng ta vô tình sử dụng tài nguyên của mình, như thể nó không bao giờ cạn kiệt. Bây giờ, không chỉ các cá nhân mà cả chính phủ cũng đang tìm kiếm một trật tự sinh thái mới. Tôi thường đùa rằng, mặt trăng và những vì sao trông thì đẹp thật, nhưng nếu bất cứ ai trong số chúng ta cố gắng sống trên đó, chúng ta sẽ đau khổ. Hành tinh xanh của chúng ta là một môi trường sống thú vị nhất mà chúng ta được biết. Cuộc sống của nó là cuộc sống của chúng ta; tương lai của nó là tương lai của chúng ta. Và mặc dù tôi không tin rằng bản thân trái đất là một sinh vật có ý thức, nhưng trái đất thực sự đã hành động như một người mẹ của chúng ta, và, giống như trẻ con, chúng ta phải phụ thuộc vào người mẹ thiên nhiên ấy. Bây giờ Mẹ Thiên nhiên đang nói với chúng ta để hợp tác. Trước những vấn đề toàn cầu như hiệu ứng nhà kính và sự suy thoái của tầng ôzôn, các tổ chức cá nhân và các quốc gia đơn lẻ là vô vọng. Trừ khi tất cả chúng ta đều làm việc cùng nhau, nếu không - sẽ không có giải pháp nào được tìm thấy. Mẹ của chúng ta đang dạy cho chúng ta một bài học về trách nhiệm chung toàn cầu.
Tôi nghĩ chúng ta có thể nói rằng, vì những bài học chúng ta đã bắt đầu học, thế kỷ tiếp theo sẽ trở nên thân thiện hơn, hài hòa hơn và ít gây hại hơn. Từ bi - hạt giống của hòa bình - sẽ có thể nở hoa. Tôi rất hy vọng. Đồng thời, tôi cũng tin rằng mỗi cá nhân đều có trách nhiệm hướng dẫn gia đình toàn cầu của mình đi đúng hướng. Chỉ mong muốn tốt thôi cũng không đủ; mà chúng ta phải nhận lãnh trách nhiệm nữa. Những phong trào nhân loại lớn lao xuất phát từ những sáng kiến của những con người cá nhân. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn không thể có nhiều ảnh hưởng, thì người tiếp theo cũng có thể trở nên nản lòng; và cơ hội tuyệt vời sẽ bị vuột mất. Mặt khác, mỗi người chúng ta có thể truyền cảm hứng cho người khác một cách đơn giản bằng cách làm việc để phát triển động lực vị tha của chúng ta.
Tôi chắc chắn rằng nhiều người lương thiện, thành thật trên khắp thế giới đã giữ quan điểm mà tôi đã đề cập ở đây. Thật không may, không ai chịu lắng nghe họ. Mặc dù tiếng nói của tôi có thể không được chú ý, nhưng tôi nghĩ rằng, tôi nên cố gắng nói thay mặt cho họ. Dĩ nhiên, một số người có thể cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma đã quá tự tin để viết như thế này. Nhưng, kể từ khi tôi nhận được giải Nobel Hòa bình, tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm làm như vậy. Nếu tôi nhận tiền của Nobel và chi tiêu theo cách mà tôi thích, thì điều này sẽ giống như là tôi đã nói những lời hoa mỹ tốt đẹp đó trong quá khứ là để có được giải thưởng này! Tuy nhiên, bây giờ tôi đã nhận được nó rồi, tôi phải đền đáp niềm vinh dự ấy bằng cách tiếp tục ủng hộ quan điểm mà tôi đã luôn luôn bày tỏ.
Tôi - một mình - thực sự tin rằng các cá nhân có thể tạo ra sự khác biệt trong xã hội. Kể từ những giai đoạn thay đổi lớn như hiện tại rất hiếm khi xảy ra trong lịch sử nhân loại, nó tùy thuộc vào mỗi người trong chúng ta tận dụng tối đa thời gian của mình để giúp tạo ra một thế giới hạnh phúc hơn.